Đề thi chính thức

Đề 1:          Bài làm

Bây giờ tôi đã là một học sinh lớp 8. Thỉnh thoảng, vào lúc rảnh rỗi, tôi lại ôn lại kỉ niệm bằng cách xem lại những tấm ảnh tập thể hồi cuối cấp tiểu học mà không biết chán: Cả lớp tôi cười thật tươi hôn cô Thúy. Những lúc ấy, tôi lại nhớ đến một kỉ niệm mà chắc sẽ khổng hao giờ phai trong tâm trí tôi. Đó chính là buổi tổng kết năm học lớp 5 của lớp tôi và cũng là buổi tổng kết cuối cùng của bậc Tiểu học.

Tôi còn nhớ rõ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng, đầy đủ. Khi cả lớp đã đến hết, hạn lớp trưởng bảo các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và hết sức trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Chim cũng ngừng hót để nhường cho giọng nói ấm áp của cô trong bài phát biểu. Thoạt đầu, khi nghe cô giáo nói về thành tích học tập, rèn luyện, cả lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì các thành tích mà lớp đạt được. Nhưng khi nghe cô giáo nhận xét khuyết điểm thì người nào cũng cảm thấy xấu hổ vì chưa làm cho tập thể lớp tiến bộ, để cô giáo phải phê hình, nhắc nhở. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy một nụ cười đã nở rạng rỡ trẽê khuôn mặt hiền từ của cô. Và sau đó, cô đã nhắc nhở chúng tôi một câu mà tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Cô nói: "Như vậy là năm học lớp 5 và cũng là năm năm đã qua trong mái trường tiểu học. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Nốt năm học này, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô chắc và hy vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng và nghe lời các thầy cô giáo nhé! Hãy hứa với cô đi!". Đến lúc này thì cô đã rơm rớm nước mắt, làm cho cả lớp xúc động. Các bạn gái vì sắp phải xa nhau nên khóc nức nở. Mắt mấy bạn đỏ hoe, còn tôi lúc ấy, tôi cố gắng nén cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai tay áo. Cô giáo nói: "Học tập quả là khó khăn nhưng cô tin các hạn học sinh của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!". Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tội vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thía biết bao! Những lời ấy như một chiếc khăn lau hết nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt với bao nhiêu bánh kẹo, hoa quả. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ. Thế là các bạn sôi nổi hẳn lên. Các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được cổ vũ nồng nhiệt. Cuối cùng, chúng tôi ra chụp ảnh kỉ niệm với cô trên sân trường vàng tươi màu nắng. Ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.

Bậc Tiểu học là bậc học chứa nhiều kỉ niệm khó quên và có lẽ buổi tổng kết này sẽ là kỉ niệm không thể nào phai trong tâm trí các bạn lớp 5A chúng tôi.

Đề 2:                  Bài làm

Ngô Thì Nhậm là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê – Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ông là người thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử, là người nổi tiếng văn chương trong thiên hạ. Ông có một câu nói rất hay về việc quản lí và xây dựng đất nước. "Muốn xây dựng đất nước trước hết phải phát triển giáo dục, muốn trị nước phải trọng dụng người tài (Ngô Thì Nhậm)”. Câu nói đơn giản nhưng hay và chứa đựng không biết bao nhiêu nguyên lí phải đúc kết từ bao đời. Khái quát ý nghĩa – xây dựng đất nước là gì? "Là giúp đất nước phát triển không ngừng, về mọi mặt mọi phương diện, kinh tế giáo dục, văn hóa, xã hội…”

   Quản lí đất nước: là để đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, theo lí tưởng của HCM vĩ đại.

  Giáo dục: là đào tạo con người hoàn thiện cả về phẩm chất lẫn tinh thần, giúp họ nhận thức tốt, có nhiều hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống,nâng tầm nhận thức của họ lên cao hơn. đồng thời cũng giáo dục về đạo đức để họ luôn sống và làm việc theo pháp luật…

  Người tài: là người giỏi về mặt trí thức hoàn thiện về mặt nhân cách đạo đức. - Nếu một đất nước có một nề giáo dục phát triển có đầy đử điều kiện để mỗi công nhân có thể được học tập, hiểu biết thì chưa nói về kinh tế có phất triển hay không nhưng chắc hẳn nước đó đã thắng lợi trên con đường giáo dục, một trong những con đường mà không phải nước nào cũng có thể làm được…

  Khi xâm lược nước ta, các nước đế quốc nhất là mĩ và pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, biến dân tộc ta không những nghèo về kinh tế mà nghèo về nhận thức. như bác hồ đã nói muốn đánh bại kẻ thù đầu tiên chúng ta phải diệt được giặc đói và giặc dốt. vì đơn giản khi có nhận tri thức người ta mới có thể nhận ra được con đường thực sự mà mình phải đi.từ đó mới mong cứu được dân tộc, xây dựng được đất nước.          Muốn tri nước phải trọng dụng người tài. người tài là nười nổi trội nhất trong những người có tri thức, những hành động những câu nói của họ đều là những chân lí, những đúc kết từ những kinh nghiệm mà chính bản thân họ hay nhưng người đi trước đã trải qua, họ vận dụng những cái đó để góp phần xây dựng đất nước. người tài ở đây không những tài mà phải có đức, là người biết yêu thương mọi người, biết vì cái chung, họ sẽ cống hiến hết mình vì dân tộc vì đất nước. mà không cần một lợi ích riêng nào cho bản thân. Bằng tri thức của mình họ có thể quản lí đất nước giúp đất nước phát triển phồn thịnh. Cho nên: Muốn xây dựng đất nước trước hết phải phát triển giáo dục. muốn trị nước phải trọng dụng người tài. không đâu xa ngay chính trong dân tộc ta người tài không thiếu, như HCM một con người tài hoa xuất chúng, giỏi không thững về tài mà còn đức. nhờ ngườ mà dân tộc VN bước ra khỏi ách nô lệ của thực dân pháp đế quốc mĩ. rồi như đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất thân trong một gia đình nhà nho, có tri thức, tài giỏi ông đã chỉ huy quân đội Vn đi từ hết chiến thắng này đến chiến thắng khác…. Câu nói của ngô thì nhậm không những đúng ở trong quá khứ mà ngay bây giờ nó vẫn rất ý nghĩa. như giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng rỡ nước nhà bởi những thành tựu mà ông đạt được ở cái tuổi 26. và còn vô vàn ví dụ khác… Tuy nhiên trong giới trẻ ngày nay còn không biết bao nhiêu người chưa nhận thức được điều đó, những việc làm của họ không những ảnh hưởng tới mình bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến cả một dân tộc một xã hội. một đất nước sẽ không thực sự mạnh nếu như còn những con người như vậy. Mỗi chúng ta, ai cũng muốn mình sẽ trở thành những người cần thiết cho xã hội, một người thành đạt . Vì vậy chúng ta nên cố gắng học tập rèn luyện bản thân, cố gắng trở thành những người có ích tôi tin rằng ”không thành công cũng thành nhân 

Điểm  8.5

Nhận xét: