Vòng 2

ĐỀ THI VÒNG 2

Câu 1:

a. M là một hợp chất được tạo nên từ 3 nguyên tố kali, oxi và một nguyên tố chưa xác định. Phân tử khối của M bằng 158 (g/mol). Biết rằng phần trăm khối lượng của hai nguyên tố kali và oxi ở trong M lần lượt là  %K = 24,68%, %O = 40,51%. Hãy xác định công thức hóa học của M. (Tổng số nguyên tử trong hợp chất M không vượt quá 8 nguyên tử.

b. M có khả năng tác dụng với HCl đặc đun nhẹ thu được khí K.

A + HCl → B + C + D

B + K \(\underrightarrow{t^o}\) C

B + KOH → E + F

C + KOH → G + F

G  \(\underrightarrow{t^o}\) H + D 

E + O2  \(\underrightarrow{t^o}\)  H + D 

Xác định K, A, B, C, D, E, F, G, H (đều là những hợp chất vô cơ), viết phương trình hóa học của các phản ứng trên?

 Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ điều chế khí oxi được lắp đặt như hình vẽ dưới đây:

a. Cho biết vai trò của MnO2 ở trong phản ứng này? Sau phản ứng khối lượng MnO2 thay đổi như thế nào?

b. Giải thích tại sao khí oxi lại được thu bằng phương pháp đẩy nước? Hãy đề xuất một phương pháp khác để thu khí oxi. Giải thích tại sao có thể sử dụng phương pháp đó; làm sao để biết là khí đã được thu vào đầy bình?

c. Tại sao phải lắp ống nghiệm hơi xiên, đáy ống nghiệm hơi cao hơn so với miệng ống?

d.Khi muốn dừng phản ứng thì phải rút ống dẫn khí ra rồi mới được tắt đèn cồn, tại sao lại như vậy?

e. Trong phòng thí nghiệm để điều chế khí oxi thì hóa chất thường được dùng nhất là muối KMnO4 hoặc hỗn hợp KClO3 và MnO2. Nếu lấy cùng khối lượng KMnO4 và KClO3 đem đi nhiệt phân thì chất nào sẽ thu được lượng khí oxi nhiều hơn? (Coi như phản ứng xẩy ra hoàn toàn)

Câu 3: Chỉ từ 3 hóa chất là KClO3, FeS, H2O có thể điều chế được tối đa bao nhiêu chất khí ? Hãy viết các phương trình hóa học để minh họa. (Coi như có đầy đủ các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ) 

Câu 4: Cho 32,0g CuO tan hoàn toàn trong  lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 35% đun nóng, sau đó tiến hành làm lạnh dung dịch đến 10oC  thấy tách ra 86,74g tinh thể muối sunfat. Tìm công thức của tinh thể muối sunfat đó. Cho biết ở 10oC, độ tan của CuSO4 là 17,4 gam. Coi như thể tích nước bay hơi là không đáng kể.

Câu 5: Cho 2,8 g bột sắt tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch AgNO3 a M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch muối chứa 5,4 gam muối Fe(NO32. Tính giá trị của a.

 Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 11,64g hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Fe trong 200 ml dung dich H2SO4 loãng nồng độ aM. Sau phản ứng thu được 7,392 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat.

a.Tính giá trị a.

b.Tính % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

c. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng NaOH vừa đủ thu được kết tủa Z max. Lọc lấy kết tủa Z nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn T. Tính khối lượng của T.

 

Vòng thi này đã kết thúc, Hoc24 không nhận bài làm nữa!