Vòng 3-Chung kết

Câu 1: a) Châu Á có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới vì châu Á có nhiều điều kiện thích hợp để trồng cây lúa nước:

+Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới

+Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm  

+Nhiều con sông lớn cung cấp nước

-Ngoai ra thị trường tiêu thụ lúa gạo lớn và nguồn lao động dồi dào,phong phú cũng là những nguyên nhân chính góp phần để châu Á có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới.

a) Hoạt động của bão ở Việt Nam:

-Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu.

- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của hai tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong mùa.

- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.

-Trung binh mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn.

b)Hậu quả của bão ở Việt Nam

- Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một cơn bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới lên 500 - 600mm.

-Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể làm lật úp tàu thuyền.

- Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng nước biển. Nước dâng tràn đê kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.

- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế...

c)Biện pháp phòng chổng

- Dự báo được khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.

- Khi có bão, các tàu thuyền trốn biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.

- Vùng ven biển cần cũng cố công trình đê biển.

- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.

- Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

câu 2

- Nhận xét:

+ Sản lượng dầu mỏ, than,khí tự nhiên, điện của Trung Quốc đều có xu hướng tăng qua các năm

+ Tốc độ tăng sản lượng dầu mỏ, than khí tự nhiên và điện có sự khác nhau:

· Điện,dầu mỏ, khí tự nhiên tăng liên tục qua các năm, trong đó điện tăng nhanh nhất.

· Than tăng trưởng không ổn định (sản lượng giảm ở giai đoạn 1990-2000 ) nhưng sau đó tăng trưởng đều và tốc độ tăng trưởng khá

- Giải thích:

+ Sản lượng công nghiệp năng lượng có xu hướng tăng do: cơ sở nguồn nguyên - nhiên liệu phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất…

+ Điện tăng nhanh nhất do:  phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và sinh hoạt, phục hồi các nhà máy điện cũ, xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều nhà máy điện mới…

+ Than tăng trưởng không ổn định do sự bất ổn định của giá cả thị trường xuất khẩu.

Câu 2b) Cơ cấu diện tích và sản lượng lúa cả năm (%)

Coi  diện tích và sản lượng lúa cả năm là 100% ta có:

Vùng Diện tích Sản lượng
Cả nước 100 % 100%
Trung du và miền Bắc Bộ (\(\approx\))9,495% (\(\approx\))8,039
ĐB Sông Hồng (\(\approx\))14,759% (\(\approx\))16,088
Bắc Trung Bộ (\(\approx\))9,213% (\(\approx\))8,224
Duyên hải Nam Trung Bộ (\(\approx\))6,998% (\(\approx\))6,778
Tây Nguyên (\(\approx\))2,908% (\(\approx\))2,541
Đông Nam Bộ (\(\approx\))3,940% (\(\approx\))5,664
ĐB SCL (\(\approx\))52,727% (\(\approx\))52,665

 

 

Câu 3a

-          Thuận lợi:+Thau chua, rửa mặn đất đồng bằng.

      +Giữ nước cung cấp cho mùa khô,

      +Cung cấp nguồn lơi thủy hải sản
      + Bồi đắp phù sa tự nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng.
      + Du lịch sinh thái trên kênh rạch,chợ nổi và rừng ngập mặn.
      + Giao thông đường thủy. 
     - Khó khăn:
+ Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài ảnh hưởng đên sinh hoạt của người dân.
+ Phá hoại nhà cửa, thiệt hại mùa màng.
+ Gây ra dịch bệnh do ô nhiễm môi trường.
+ Làm chết người, gia súc.

Câu 3b)

-          Giá trị của sông ngòi nước ta: 
+ Cung cấp thủy sản, thủy lợi, thủy điện,.. 
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất,... 
+Du lịch, giao thông, đường thủy,... 
+ Bồi đắp1 lượng phù sa lớn,(tổng phù sa trôi theo dòng nước lên tới 200 triệu tấn/năm)....

Câu 4:* Đất là nguồn tài nguyên quý giá tuy nhiên việc sử dụng đất ở nước ta còn những vấn đề chưa hợp lí đã dẫn đến việc suy thoái tài nguyên đất

- Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cán phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.

- Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (năm 2005).

Diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn. Hiện nay khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa thoái hóa (chiếm 28% diện tích đất đai).

* Cần sử dụng đất hợp lí và có biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:

- Đối với vùng đồi núi:

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.

+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.

- Đối với vùng đồng bằng:

+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây nhiễm mặn, nhiễm phèn.

+ Bón phân cải tạo đất thích hợp: chúng ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

+Cải tạo đất chua, mặn, phèn ở vùng đồng bằng

 

 

 

Điểm  14.05

Nhận xét: Câu 1: a) Đúng 3 ý: 1,8đ b)Đúng 2,5đ Câu 2: a) Nhận xét và giải thích cụ thể hơn sơ sai nha 2.25đ b) Đúng đc tính 1đ Câu 3: Đúng nhưng sơ sài Thiếu 4đ Câu 4: Đúng 2,5đ