Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

Đinh Cẩm Tú

Với nội dung đó, hãy xác định PTBĐ chính của bài thơ và hình tượng được khắc họa chính trong bài thơ?

︵✰Ah
21 tháng 1 2021 lúc 21:16

 

 PTBĐ :Biểu cảm gián tiếp

- Nghệ thuật đối lập, tương phản: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) và cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3). Với việc thể hiện thành công hai cảnh tượng đối lập, bài thơ thể hiện thành công tâm sự của con hổ: chán ghét thực tại, khao khát tự do.

- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình: những hình ảnh khắc họa vẻ đẹp vừa oai phong lẫm liệt vừa uy nghi, dũng mạnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của con hổ; những hình ảnh thể hiện cảnh sơn lâm hùng vĩ,... toát lên một vẻ đẹp tráng lệ, phi thường.

 

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú: tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gây ấn tượng mạnh: oai linh, dữ dội, mắt thần khi đã quắc, uống ảnh trăng tan, chiều lènh láng máu,... Bài thơ tràn đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt (ngắn, dài khác nhau). Giọng diệu khi hào hùng, sôi nổi mà đĩnh đạc: Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa... Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi; khi than thở, nuối tiếc, xót xa; khi uất ức, bực dọc, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng. Giọng điệu đó phù hợp với tâm trạng con hổ từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng quá khứ, sực tỉnh nhận thức về cảnh ngộ tù túng của hiện tại.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Long
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
cường nguyễn quốc
Xem chi tiết
Hô Trân
Xem chi tiết
Thành trung
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Đăng Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Uzumaki Nagato
Xem chi tiết