Tập làm văn lớp 7

Nguyên Mai

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nội dung khổ 1 trong bài tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

@Anh so sad
6 tháng 12 2020 lúc 18:44

Bạn tham khảo nhé:

Dàn ý làm bài

1.Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ đầu

+ Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

+ “Tiếng gà trưa” là bài thơ hay viết về tình bà cháu.

+ Khổ thơ đầu tiên cho thấy sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh. 2. Thân bài

-Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý tới âm thanh của tiếng gà bởi đó là âm thanh quen thuộc của làng quê, dự báo điều tốt lành.

-Hoàn cảnh nghe thấy âm thanh tiếng gà trưa: trên đường hành quân, dừng chân tại một xóm nhỏ bình yên, nghe thấy tiếng gà” nhảy ổ”

-Âm thanh tiếng gà được ghi lại một cách chân thực, tự nhiên: “Cục…cục tác cục ta”

-Điệp từ “nghe” và biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau: tiếng gà làm xao động nắng trưa, làm bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ. Âm thanh tiếng gà được cảm nhân từ thính giác đến thị giác, xúc giác và tâm hồn.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về khổ thơ đầu

+ Tiếng gà trưa là một âm thanh bình dị của làng quê, khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người chiến sĩ.

+ Điệp từ “nghe” kết hợp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhịp thơ biến đổi linh hoạt tạo nên tính nhịp điệu cho khổ thơ.

Bài làm

Khổ thơ đầu bài thơ "Tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh nói về tâm trạng của người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục...cục tác cục ta" cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhảy ổ là âm thanh bình dị thân thuộc của lành quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã phá vỡ cái sự tĩnh lặng của buổi trưa nắng. Tiếng gà làm "xao động" nắng trưa, "xao động" cả hồn người.Như tiếp thêm cho anh chiến sĩ sức mạnh mới, "Nghe bàn chân đỡ mỏi". Như gọi về tuổi thơ giản dị,êm đềm mà hạnh phúc của anh lính trẻ, "Nghe gọi về tuổi thơ". Điêp từ "nghe" được nhắc lại ba lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi. Ta thấy, "nghe" ở đây không chỉ là nghe bằng thính giác mà chính là nghe bằng cảm xúc, bằng tâm tưởng, bằng những hồi ức tràn về. Điệp từ nghe trở nên trừu tượng và lan tỏa trong tâm hồn người nghe. Qua đoạn thơ ta thấy tiếng gà trưa là nút khởi động cho tất cả, gợi về tuổi thơ êm đềm của người chiến sĩ.

Chúc bn hok tốt~~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trang Trương
Xem chi tiết
Cao Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
nguyễn ngọc trang
Xem chi tiết
tran minh tam
Xem chi tiết
Vân Phan Thị
Xem chi tiết
Hồng Minh
Xem chi tiết
Hạo LÊ
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Phương
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết