Dàn ý
Đặt vấn đề:
Lê Nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng
1. Giải thích các khái niệm:
Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn... Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.2. Bình luận về tự học:
a. Vai trò của tự học
Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:
Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội.... Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay
3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống
Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.Chúc bạn học tốt!
Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ nại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Tinh thần tự học giúp ta quen dần với cách sống tự lập trong cuộc sống sau này, từ đó rèn luyện được bản lĩnh và tinh thần đối mặt với khó khăn. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ nại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tâp không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri thức.
Đoạn văn :
Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiên thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Sách báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta. Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. tự học là khâu quan trọng nhất trong việc học – tìm hiểu kiến thức. Với mỗi người, bất kể cách học gì thì cũng phải tự học. Chỉ có tự học mới giúp ta hiểu rõ được kiến thức, hiểu được các sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.
Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.
Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.
Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.
Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.
Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...
Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.
Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.
Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.
Tham khảo:
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp. Trong đó quan trọng hơn hết là phương pháp tự học. Vậy tự học là gì?
Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người.
Người biết tự học luôn tư mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu một cách tích cực và không cấn ai nhắc nhở ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhờ đó những con người ấy luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học. Kiến thức là vô cùng trong khi trí nhớ của con người là hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ học vẹt thì ta sẽ không thể biền những kiến thức ấy thành của mình để vận dụng vào thực tế mà sẽ mau chóng quên đi. Tự học sẽ giúp ta khắc phục phục được nhược điểm này đồng thời giúp ta rèn luyện thói quen tích cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Hơn hết, khi tự học ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều điều mới lạ hơn nữa. Tự học chính là cuộc hành trình của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức, và những bước đi đầu tiên sẽ luôn có nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những lúc bế tắc ấy lai là động lực thúc đẩy chúng ta tích cực tư duy để tìm ra hướng đi. Cái cảm giác lúc tự mình ngộ ra được những điều mới lạ thật không còn gì vui hơn và bài học đó sẽ mãi theo ta. Tự học giúp ta nắm vững căn bản, đào sâu và mở rộng kiến thức chứ không phải nhận thức một cách máy móc. Có tự học ta mới hệ thống lại được những kiến thức đã học và kịp thời nhận ra thiếu sót của bản thân để kịp thời bồi đắp, từ đó ta có bước đầu tự tin trên con đường học vấn. Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của bản thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền và tiêu biểu chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học tiếng Pháp bằng cách học thuộc long mỗi ngày mười từ, và cứ thế Người đã thông thạo không chỉ tiếng Pháp mà còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Người cũng đã từng nói "Trong cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt".
Trong thực tế ta có thể thấy vẫn còn rất nhiều người học tủ, học vẹt một cách ép buộc để đối phó với kiểm tra thi cử. Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời nhưng không mấy ai nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó. Những cách học ấy làm cho ta không hiểu hết bản chất của vấn đề dẫn đến việc mau chóng lãng quên mà lại còn lãng phí thời gian và công sức. Những con người này nếu không biết vươn lên tự học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi.
Vậy để việc tự học có hiệu quả, ta cần phải nắm vững kiến thức căn bản của thầy cô truyền thụ thật tốt, biết liên kết chúng thành một khối kiến thức đầy đủ và vững chắc từ đó mới có thể áp dụng vào trong bài tập. Ta cũng cần phải soạn trước bài học ở nhà để nắm bắt được nội dung chính và dễ dàng theo kịp bài giảng của thầy cô trên lớp. Ta còn có thể học nhóm cùng bạn bè trong lớp sau giờ học để ôn lại bài giảng trên lớ hay cùng nhau giải quyết những bài tập khó khó. Nhưng quan trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự giác học tập mọi lúc, mọi nơi.
Như vậy việc học sẽ không bị nhàm chán, không bị lệ thuộc gò bó từ đó khiến kiến thức sâu rộng hơn, in đậm trong trí nhớ. Tự học luôn là phương pháp học học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối tượng. Vậy, là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta hãy ra sức tự học nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân hành một hành trang vào đời vững chắc mai sau đi xây dựng đất nước.