Gợi ý cảm nhận nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Trong lòng mẹ".
Ví dụ: "Trong lòng mẹ" là tác phẩm vô cùng hay, thực tế làm cho biết bao người đọc/ người nghe xúc động.
Thân đoạn:
- Nêu hoàn cảnh của cậu bé Hồng:
+ Mồ côi cha, xa mẹ từ nhỏ và sống trong sự giả tạo ghẻ lạnh của người cô họ hàng.
=> vô cùng đáng thương, tội nghiệp.
- Những gì mà Hồng được nghe thường ngày:
+ Luôn phải nghe những lời người ta nói xấu mẹ mình.
+ Nghe những lời nói giả tạo đầy sự mỉa mai của người cô dành cho mẹ mình.
=> Cậu tủi thân, buồn bã đến muốn khóc vì cậu nghĩ rằng không lẽ mẹ mình là người như vậy.
- Khi thấy bóng ai như mẹ:
+ Bất ngờ, vui sướng gọi 3 tiếng "Mợ, mợ ơi, mợ ơi".
=> Sự mong đợi, khát khao được thấy hình dáng người mẹ của mình của bé Hồng.
- Khi được gặp mẹ:
+ Hạnh phúc, sung sướng trèo lên xe mẹ.
+ Cậu còn nghĩ: Hơn quá vì đây thực là mẹ mình, nếu không phải thì kỳ lắm.
=> Những cảm xúc, suy nghĩ thực của một đứa trẻ thiếu đi bóng dáng người mẹ nhưng vô cùng yêu thương mẹ.
- Sau khi gặp được mẹ:
+ Ngồi trên xe đạp cảm nhận hơi ấm từ mẹ.
+ Thấy mẹ rất đẹp.
=> Hồng thật sự thương mẹ.
- Chi tiết suy nghĩ cậu bé Hồng muốn cắt nát những cổ tục cho thấy:
+ Hồng yêu thương mẹ rất nhiều.
+ Hồng căm giận những cổ tục đã đày đọa mẹ mình.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề.
Ví dụ: Khép lại, ta thấy được rằng nhà văn Nguyên Hồng đã tự mình gợi lại quá khứ thời thơ ấu của mình. Bởi vậy cho nên những cảm xúc suy nghĩ của cậu bé Hồng cho ta cảm thấy được đó là cảm xúc thật sự.