Không hổ danh với tiếng "Bà chúa thơ Nôm", từng vần thơ của Hồ Xuân Hương là từng tiếng lòng của người dân thời xưa, nổi bật nhất là bài thơ " Bánh trôi nước" của bà. Bài thơ gợi lên hình ảnh, số phận bấp bênh, số phận trôi nổi vô định của người phụ nữ. Với câu thơ thứ nhất:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Chỉ với hai câu thơ đầu, Hồ Xuân Hương đã miêu tả dáng vẻ của người phụ nữ từ bề trong cho đến bề ngoài. Người phụ nữ được hiện lên với dáng vẻ hiền lành, điềm đạm và khoẻ mạnh. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu, gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao. Bà sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người. Dù họ mang vẻ đẹp về hình thức, ý thức được vẻ đẹp đó, nhưng số phận của họ lại hết truân chuyên, vất vả. Điều đó được thể hiện qua 2 câu thơ cuối của bài thơ:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ta thấy được người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Khi ở nhà, họ phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu họ phải ngồi ở đó, cho đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng, nhà chồng. Những phong tục cổ hủ đã đày đọa, làm khổ họ đến mức ai nhìn vào cũng thấy thương và buồn bực thay. Họ nhỏ bé và đáng thương, cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định. Cho dù cuộc sống có xô đẩy họ như thế nào thì họ vẫn mang trong mình một phẩm chất tốt đẹp, " Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Dù có như thế nào, họ vẫn cố gắng giữ một tấm lòng son sắt, thủy chung.
#TueLam
( Có một số ý tham khảo nha)