Tham Khảo
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
tham khảo:
Hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội xưa đã trở thành đề tài quen thuộc qua các tác phẩm văn học, họ được cảm nhận thông qua những cái nhìn khác nhau của các nhà thơ nhà văn. Nhưng ở trong tác phẩm nào họ cũng đều hiện lên với những phẩm chất cao đẹp và đáng quý. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa đã để lại cho người đọc những cảm thông, xót thương với số phận bất hạnh. Họ phải sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, áp bức bóc lột. Họ không có tiếng nói, không thể tự quyết định hạnh phúc của chính bản thân mình. Tuy vậy họ vẫn luôn ngời sáng những phẩm chất cao đẹp: sự hi sinh cao cả, cần cù, chăm chỉ, chịu khó. Bên cạnh ấy, người phụ nữ trong xã hội xưa cũng có những tài năng, cầm kì thi hoạ,.... Mặc dù tài năng, mặc dù xinh đẹp, mặc dù đã từng đứng lên phản kháng mãnh liệt nhưng họ cũng không thể nào chiến thắng xã hội phong kiến đã chà đạp người phụ nữ. Họ là những con người thật đáng thương!