Cho đoạn văn sau :
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên ............................ cháu nói một tiếng ba không được sao ?
( Trích " Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng )
1. Đoạn văn trên thuộc tình huống nào của câu chuyện ? Qua tình huống đó , em hiểu gì về tính cách , tình cảm của nhân vật bé Thu ?
2. Nêu hàm ý của câu : " Cơm sôi rồi nhão bây giờ ! " và cho biết vì sao bé Thu chọn cách nói đó ?
3. Qua câu chuyện cảm động trong " Chiếc lược ngà " , ta thấy được những mất mát , đau thương mà chiến tranh gây ra và càng trân trọng hơn giá trị của cuộc sống hòa bình . Bằng sự hiểu biết của mình , hãy viết một đoạn văn nghị luận 7 - 10 câu trình bày suy nghĩ về nỗi đau chiến tranh .
HELP ME !!!!!!!
Cảm nhận về bé Thu (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) qua đoạn trích:
Chúng tôi, mọi người, kể cả anh, đều tưởng con bé đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... !
Tiếng u của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xỏ tới, nhanh như con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó nó lên. Nó hôn ba cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
*Đặc điểm, tính cách nhân vật Thu: yêu thương ba sâu sắc
*Tình huống: Thu hiểu ra và nhận ba cũng là lúc cha con chia tay
*Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
Phần II. Tự luận
Viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần phụ chú:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả và trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
viết một đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận về tình cảm cha con giữa ông sáu và bé thu trong chuyện lặng lẽ sa pa trong đó sử dụng 2 thành phần biệt lập
giúp em ( mik ) vs ạ em ( mik ) đang cần gấp
Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm bà cháu trong đoạn thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
(Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập 1)
Đọc câu truyện và trả lời câu hỏi
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim hoàn hảo nhất mà họ từng thấy.
Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm ; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
Cụ già trầm tĩnh đáp:
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè...Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tim tôi trao cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề nhận lại được gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Câu 1: chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
Câu 2: nêu ngắn gọn tác dụng của yếu tố miêu tả được xác định?
GIÚP MINH VỚI!!!
viết đoạn văn từ 10-15 câu nêu cảm nhận của em về khổ 3 bài mùa xuân nho nhỏ trong đó có sử dụng thành phần tình thái và cảm thán
Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :
- Vô ăn cơm !
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
1. Đoạn văn trên sử dụng chủ yếu hình thức ngôn ngữ gì? Đoạn văn đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
2. Lời của nhân vật con bé vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Qua sự vi phạm đó, em hiểu gì về nhân vật?
3. Ghi lại 1 lời dẫn trực tiếp được dùng trong đoạn văn trên.
4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, các câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì?
5. Viết đoạn văn TPH cảm nhận về tình cảm sâu nặng của bé Thu dành cho cha.
Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1)