Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó. Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.
Đoạn văn
Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất acr những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng.........
Qua tác phẩm, bà mẹ của bé Hồng là người phụ nữ bất hạnh, không hề có hạnh phúc! Bà bị ép gả chồng mà không hề được tự ý lựa chọn theo mơ ước của mình. Càng đau khổ hơn khi chồng bà là người nghiện ngập, bệnh hoạn. Gia đình bên chồng tuy khá giả nhưng ích kỉ, nhiều thành kiến và cổ hủ nên đã ghét bỏ bà. Họa vô đơn chí! Bà góa chồng, gia đình tan nát lại nghèo khó, đành gửi con lại cho gia đình bên chồng để lưu lại kiếm sống. Người mẹ tái giá. Gia đình chồng coi đó là hành động tội lỗi nhục nhã vì bà có thai khi chưa hết tang chồng. Bà luôn bị gièm pha, oán trách, mỉa mai. Đến ngày giỗ chồng, cũng như lúc ra đi, bà mạnh dạn trở về để gặp con, để hai mẹ con lại có những phút giâ ngọt ngào êm dịu hiếm hoi. Như vậy, trước hết ta thấy bà mẹ bé Hồng điển hình cho người phụ nữ xưa, ngoan ngoãn theo thói tục cũ: lấy chồng theo sự lựa chọn của cha mẹ. Xuất giá tòng phu, bà vẫn sống trong khuôn khổ cũ. Khi chồng mất, bà túng quẫn, bà lại "bước đi bước nữa", đã tự cởi trói cho mình để tìm hạnh phúc cho cuộc đời còn lại của mình. Bà đã thể hiện cá tính mạnh mẽ vượt lên thói tục thông thường để tìm hạnh phúc mới. Người mẹ phải xa đứa con yêu dấu của mình nhưng lúc nào bà cũng thương nhớ con, đau nhói trong tim khi nghĩ đến cảnh con bà bơ vơ, lạc lõng, bị hắt hủi bên gia đình chồng cũ. Yêu con, bà đã chấp nhận mọi lời dị nghị và cách đối xử ghẻ lạnh đề về thăm con trong ngày giỗ đầu chồng cũ. Ta có thể hiểu vì sao bà bặt tăm, không thư từ thăm hỏi, không quà bánh cho con đến gần một năm trời. Bà không muốn con bà phải nghe những lời đay nghiến, mỉa mai. Gặp lại con, bà xúc động, ôm con vào lòng với biết bao yêu thương và nước mắt. Đó là tình mẫu tử vô biên của một người đàn bà bất hạnh, đắng cay.Thật xót xa khi cảnh đời thật của người mẹ trong hồi ký của nhà văn lại là cảnh đời tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thời xưa. Lễ giáo phong kiến, hủ tục khắt khe chỉ tạo thêm những dòng lệ thảm cho cuộc đời vốn bất hạnh của người phụ nữ. Mẹ bé Hồng là người dám thoát ra để vươn tới một hạnh phúc, một cuộc sống hợp lí tốt đẹp hơn.