VIẾNG LĂNG BÁC
a, Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Con ở miền Nam ra thăm Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Câu 1: Trong đoạn thơ, chủ thể trữ tình xưng "con" với Bác. Cách xưng hô như vậy tạo nên giọng điệu như thế nào cho đoạn thơ?
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre được thể hiện ở khổ thơ thứ nhất. Trả lời trong khoảng 3 dòng.
Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của một câu cảm thán trong đoạn thơ trên.
Câu 4: Câu thơ nào trong đoạn thơi trên sử dụng phép tu từ hoán dụ? Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó là gì?
Câu 5: Dấu ba chấm ở cuối khổ thwo thể hiện điều gì?
Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 10 dòng nêu cảm nhận của em về hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng - Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
b,Đọc khổ thơ sau và thực hiện theo yêu cầu:
Mai về miền nam, thương trào nước mắt
Mai về miền nam,nhớ Bác không nguôi
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Câu 7: Câu thơ Mai về miền Nam thương chào nước mắt thể hiện cảm xúc gì của nhận vật trữ tình?
Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 9: Chép chính xác 1 khổ thơ trong 1 bài thơ mà em đã học có sử dụng biện pháp tu từ được nhăc sđên sở câu 7.
Câu 10: Tác giả sử dụng phép tu từ nào qua hình ảnh cây tre trung hiếu ? Hình ảnh đo scho thấy tình cảm gì của tác giả đói với bác?
Câu 11: Em có nhận xét gì về những điều mà nhận vật trữ tình "muốn làm" trong đoạn thơ trên?
Câu 12: Viêt sđoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về khát vọng đước dâng hiến của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ trên. Trong đoạn, có sử dụng câu cảm thán và thành phần tình thái (gạch chân)
Câu 13: Từ bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết 1 đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về vấn đề : Thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để tỏ lòng kính yêu đối với Bác Hồ?
P.a
C1 :Tạo giọng điệu thân thiết , gần gũi . Đồng thời thể hiện sự kính trọng , yêu thương của tg với Bác
C2 : Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt . Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre lặp lại với ý nghĩa : trung hiếu. là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam
C3 :Từ “ Ôi” là từ cảm thán đứng ở đầu câu , đã biểu hiện xúc động pha lẫn niềm tự hào khôn xiết của tác giả. Niềm tự hào về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đầy vĩ đại lớn lao. Về Người cha đã làm nên lịch sử của dân tộc.
C4 :
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ
=> HQ :Như vậy, qua hình ảnh này ca ngợi công lao to lớn của Bác, sự hi sinh vĩ đại và cao cả của Người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C5 :Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác.
C6 :Hai câu thơ sinh động với nhiều hình ảnh gợi cảm được tạo nên từ những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau. Một mặt trời thực , là mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới. Từ mặt trời thật ấy, một mặt trời ẩn dụ khác hiện ra trong lăng, rất đỏ. Bác nằm trong lăng với ánh sáng như một mặt trời. Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật. Bác soi sáng đường cho dân tộc ta đi, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giành độc lập của Tổ quốc. Bác giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ, trở thành một con người tự do để bây giờ được hạnh phúc. Công lao của Bác đối với dân tộc ta cũng như mặt trời, to lớn không kể xiết. Bác là 1 mặt trời. !
P.b
C7:Câu thơ thể hiện khoảng cách thời gian ngắn ngủi khơi gợi trong lòng nhà thơ thật nhắm ngủi, cụm từ "thương trào nước mắt" nghe mà dào dạt thấm sâu là sự kính yêu cuộc đời con của Bác, nỗi xót thương khi đối mặt với giây phút chia tay cận kề.
C8 :Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
=>Điệp từ "muốn làm" được nhắc lại nhiều lần như khẳng định ước nguyện chân thành của nhà thơ. Viễn Phương muốn hóa thân mình thành những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên đất nước để dâng lên Người.
C9 : BPNT : An du
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
- Kiều ở lầu Ngưng Bích_
C10 : BPNT : NHan hoa
hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam.
C11 :Điệp ngữ "muốn làm" được điệp lại nhiều lần như để khẳng định ước nguyện chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn hóa thân thành những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên đất nước để dâng lên cho Bác. Nhà thơ muốn làm con chim cất lên tiếng hót mê say, muốn làm đóa hoa tỏa hương cho đời. Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác
Chuc ban hoc tot !