Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây vì:
Thứ nhất: Chính sách đối ngoại "mềm dẻo" ( hay còn gọi là chính sách ngoại giao "ngọn tre").
Đây là chính sách cực kì khôn ngoan trong đường lối đối ngoại của Xiêm.
- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước. Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp.....
- Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan...
Thứ hai: Vị trí vùng đệm của Xiêm
Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, ANh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.
Thứ ba: Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX
Từ cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự......Các chính sách cảu cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa", "Âu hóa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới lúc bấy giờ.
Sưu tầm
Vì Xiêm (Thái Lan ngày nay) có chính sách đối ngoại mềm dẻo để khỏi bị xâm lược. Nhưng đối với tư bản phương Tây Xiêm là địa điểm làm bài đạp tấn công các quốc gia kia, nhờ Xiêm mà tư bản Phương Tây dương như không tốn vũ khí, lương thực,....