Rất đơn giản là để ánh sáng được phân bố đều và tránh hiện tượng đổ bóng (vì ánh sáng truyền theo đường thẳng và hiện tượng khuếch xa. ánh sáng là không đáng kể trong trường hợp này), nếu chỉ dùng một bóng lớn ánh sáng phân bố không đều, chỗ sáng quá chỗ tối quá và nhiều chỗ bị bóng đen che khuất ảnh hưởng tới các ca mổ.
Phòng mổ cần đặt nhiều đèn từ nhiều hướng khác nhau để tránh hắt bóng khi phậu thuật viên và các cộng sự thay đổi tư thế khi phẫu thuật, nhờ đó giúp họ có thể quan sát phẫu trường tốt hơn.
Ngoài ra còn có một số lý do phụ: tiết kiệm chi phí (với yêu cầu cao của đèn phẫu thuật, 2 bóng đèn nhỏ có khi lại rẻ hơn 1 bóng đèn lớn); an toàn khi phẫu thuật (chẳng may có 1 đèn cháy thì ít nhất còn 1 đèn khác chiếu sáng.
À, còn điều này nữa. Mỗi đèn phòng mổ thường bao gồm nhiều bóng, được đặt chung trong một chóa, điều khiển chung với nhau,và tiêu chuẩn cường độ ánh sáng là 300 lux. Khi mổ có thể góc này hay góc kia bị tối nên đèn phải chiếu từ mọi góc cạnh. Đèn chiếu thẳng vào chỗ mổ thường là một chùm 6 đến 8 cái bố trí theo hình tròn.