Bài 19. Phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Linh Bùi

Vì sao phong trào cách mạng lên cao của 2 tỉnh Nghệ- Tĩnh

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 2 2021 lúc 18:47
Hưởng ứng phong trào đấu tranh do Đảng phát động liên tiếp trong các tháng 2,3,4 năm 1930 nổ ra các cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng, 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 400 công nhân nhà máy Diêm cưa Bến Thủy, công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy Ba Son, khu mỏ Mông Dương,… Ngoài ra, còn có cuộc đấu tranh của nông dân tiêu biểu là nông dan Tiền Hải - Thái Bình, Bình Lục - Hà nam, Nghệ An, Hà Tĩnh. Như vậy, các cuộc đấu tranh trên tuy ít nhưng đã diễn ra lẻ tẻ khắp trong toàn quốc. Trong các cuộc đấu tranh đó không chỉ có công nhân mà còn có cả nông dân. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu là đấu tranh kinh tế đòi cải thiệt đời sống. Nhưng tất cả các cuộc đấu tranh trên đã diễn ra trong điều kiện mới. Đều do Đảng trực tiếp lãnh đạo. Những cuộc đấu tranh trên thực sự đã khởi động cho cao trào mới.    Nhân ngày quốc tế lao động 1/5/1930, Đảng chủ trương phát động phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp phải có những biện pháp giảm bớt những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân, chống địch khủng bố, đòi thả tự do cho các chiến sĩ cách mạng. Thông qua, các cuộc đấu tranh đó để tỏ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới, biểu dương lực lượng của mình và để rền luyện tổ chức quần chúng.    Chủ trương trên hợp với nguyện vọng của quần chúng nên suốt từ nam ra Bắc, từ nông dân đến công nhân đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi. Trong ngày 1/5/1930 đã nổ ra nhiều cuộc đáu tranh tiêu biểu nhất là 2 cuộc đấu tranh ở nông thôn. Đó là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân nhà máy diêm cưa Bến Thủy với hàng ngàn nông dân các vùng lân cận thi xã Vinh và cuộc đấu tranh của 3000 nông dân huyện Thanh Chương. Thực dân Pháp đàn áp dã man trước những yêu cầu chính đáng gây lên lòng căn phẫn cao độ trong quần chúng nhân dân. Vì vậy, sau ngày 1/5/1930 phong trào phát triển thành 1 cao trào.    Sự kiện đánh dấu sự phát triển của cao trào đạt đến đỉnh cao đó là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.    Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9/1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối 1930 đầu 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội). Xô viết – Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Tuy chỉ tồn tại được 4 – 5 tháng nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.     Sở dĩ, phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh lên cao là do nhân dân Nghệ An – Hà Tĩnh vốn có tinh thần yêu nước bất khuất, trong lịch sử điển hình có cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Đồng thời, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế vào miền Trung nghèo nàn lạc hậu dẫn đến đời sống nhân dân khó khăn. Sự bóc lột của đế quốc – phong kiến khiến cho nhân dân ở nơi đây rất căm phẫn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc và đã dẫn đến đấu tranh. Ở Nghệ Tĩnh có cơ sở công nghiệp Vinh – Bến Thủy là trung tâm kĩ nghệ lớn nhất Trung Kì, là điều kiện thuận lợi cho liên minh công – nông. Các cơ sở Đảng ở Nghệ An tương đối vững mạnh. Khi phong trào quần chúng nổ ra, Đảng Cộng sản đã kịp thời lãnh đạo nhân dân đấu tranh, nên cuộc đấu tranh đã có tổ chức, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và hình thức đấu tranh cũng trở nên hết sức quyết liệt.     Như vậy, có thể thấy thực tế đấu tranh của quần chúng nhân dân cả nước và riêng ở Nghệ Tĩnh đã khẳng định các phong trào cách mạng trong nửa đầu 1930 của toàn quốc và riêng ở Nghệ Tĩnh đã lên cao. 
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
32- Hoàng Ngọc Nhi 8/9
Xem chi tiết
phạm kim liên
Xem chi tiết
phạm kim liên
Xem chi tiết
Tường Vi Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Phưong Linh
Xem chi tiết
Van quang Ho
Xem chi tiết
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Hải Đăng
Xem chi tiết
phạm kim liên
Xem chi tiết
Tôn Tuệ Như
Xem chi tiết