Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người
Vì nó đc vẽ trông giống y như thật ( từ rìa lá, cuống lá, màu lá,...), nó đã lừa đc con mắt tinh đời của 2 nhà họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi. Chiếc lá ấy ko chỉ đc vẽ bằng phẩm màu, bút lông,... mà còn đc vẽ bằng sự hi sinh và lòng yêu thương của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Nó mang trong mik 1 sức mạnh hồi sinh, đưa Giôn-xi từ chỗ tuyệt vọng, chán nản, chỉ muốn chết trở nên tự tin, yêu đời hơn, muốn được sống và đc sáng tạo.
(đc nghĩa là được nhé bn). Chúc bn học tốt
- Cụ Bơ- men vẽ bức trinh trong gió tuyết chỉ nhằm mục đích duy nhất là đem lại niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-Xi , trả lại niềm tin nghị lực sống cho cô họa sĩ trẻ. Cụ không nghĩ mình đang làm một kiệt tác. Chiếc lá là một kiệt tác vì nó giốn như thật khiến 2 bạn họa sĩ trẻ cũng tưởng nó là thật. Song cao cả hơn là kiệt tác này có giá trị nhân sinh cao cả. Bởi nó cứu mạng sống một con người. Nó được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi. Run raatr trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già đang run rấy mệt mài vẽ từng nét trên tường gạch.
- Một kiệt tác bởi cái giá của nó quá đắt để cứu được 1 người lại cướp đi một người, chính là người sinh ra nó. Kiệt tác này không chỉ vẽ bằng bnuts lông một màu mà nó được vẽ bằng cả tình yêu thương và đức hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men . Nghệ thuật chỉ chở thành kiệt tác khi nó có giá trị nhân sinh và kiệt tác nghệ thuật phải hướng vào để phục vụ cuộc sống con người.
Vì
+ Rất giống lá thật( cuống màu xanh sẫm, viền lá ngả vàng)
+ Đánh lừa đôi mắt nhà nghề của 2 cô họa sĩ
+ Góp phần cứu sống một mạng người
+ Được hoàn thành trong hoàn cảnh khắc nghiệt
+ Tạo ra bằng sinh mạng người vẽ, bằng tâm huyết bao la và sự hi sinh cao thượng
Vì:
- Chiếc lá giống như chiếc lá thật, cuống lá còn màu xanh sẫm nhưng ria lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành
- Nó được trả bằng một cái giá rất đắt: cứu 1 mạng người nhưng lại cướp đi một mạng người
-Nó ko chỉ được vẽ bằng bút lông và màu sắc bình thường mà vẽ bằng cả tình yêu thương và đức hi sinh của cụ Bơ-men
-Chiếc lá có giá trị nhân sinh cao cả. Nó cứu một mạng người, đẩy lùi ác bệnh và được hoàn thành trong một hoàn cảnh rất khó khăn