Và cứ thế chúng tôi đi
Ngày rời làng là những chàng trai lún phún và cọng ria mép
Những cô gái chỉ trong mơ mới có khái niệm đỏm dáng làm đẹp
Mặt đất ngỡ rộng hóa ra cũng hẹp
Chỉ mấy thôi đê đã khép lại cánh cổng làng.
Từ chấp chới ngỡ ngàng
Tới quần quật dọc ngang
Chúng tôi đi tìm tiếng nói của mình đang ẩn dật lang thang phía phố
Sấp ngửa xô bồ
Được cũng nhiều nhưng mất có ít đâu...
(...) Phải rồi bạn tôi ơi tôi mãi là đứa - trẻ - già
Ăn KFC mà cứ ước bát canh cua nấu cùng rau đay, rau ngót
Uống ly bia nhớ nước vối quê nhà...
Tôi biết tôi sẽ xa
Cái xóm nhỏ theo phố dài phố ngắn
Nhưng càng đi càng thấy đát nhà gần đến lạ
Bởi bàn chân dẫm trăm phương vẫn phảng phất mùi từ cánh đồng rơm rạ
Nói giọng nắng gió lẫn lộn hỏi và ngã...
Tôi là vậy dẫu ngã bẩy ngã ba
Ở giữa phố nhưng chẳng thể tan vào phố
Nên dọc hành trình năm tháng vẫn nhớ
Một ngày về trả nợ lại tuổi thơ.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?
Câu 2: Nỗi nhớ quê của nhà thơ được thể hiện qua những chi tiết nào?
Câu 3: Câu thơ "Bởi bàn chân dẫm trăm phương vẫn phảng phất mùi từ cánh đồng rơm rạ/ Nói giọng nắng gió lẫn lộn hỏi và ngã..." sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích hiệu quả của nó.
Câu 4: Theo em "trả nợ tuổi thơ" mà tác giả nhắc đến ở đây có thể hiểu theo là gì? Em rút ra được bài học gì từ câu hỏi ấy?
a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
b. Nỗi nhớ quê được thể hiện:
- Ăn KFC mà cứ ước bát canh cua nấu cùng ra u đay, rau ngót.
- Uống ly bia nhớ nước vối quê nhà.
- Bàn chân trăm phương vẫn phảng phất mùi từ cánh đồng rơm rạ.
- Nói giọng nắng gió lẫn lộn hỏi và ngã.
- Ở giữa phố nhưng chẳng thể tan vào phố
3. Biện pháp hoán dụ "cánh đồng rơm rạ" biểu tượng cho quê hương
-> Thể hiện tình yêu, nỗi nhớ quê hương sâu sắc của nhà thơ.
4. Trả nợ tuổi thơ là được trở về để sống trong những cảm giác như thơ bé.