đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
"...Thời gian chạy qua tóc mẹ
một màu trắng đến nôn nao
lưng mẹ cứ còng dần xuống
cho con một ngày đêm cao
mẹ ơi trong lời mẹ hát
có cả cuộc đời hiện ra
lời ru chắp con đôi cánh
lớn rồi con sẽ bay xa."
1)xác định PTBĐ chính của đoạn thơ?
2)tìm từ láy có trong đoạn thơ và giải nghĩa từ láy đó?
3)nêu nội dung chính của đoạn?
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Mẹ ơi trong lời bài hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên??
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên??
Câu 3 : Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong khổ thơ đầu
Ai giúp mình bài này với ạ!
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm. (Trích Lời ru của thầy, Đoàn Vị Thượng)
Câu 1. Xảc định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2. Bằng “lời ru” của mình, người thầy trong bài thơ mong muốn gợi lên những đìều gì trong tâm hồn học trò?
Câu 3. Chi ra và nêu hiệu quả của biện phảp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tuổi thơ em có một thời/Ươ'c mơ thì rộng như trời, ngàn năm”
Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ cùa em về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ “Thầy không ru đủ nghìn câulBiểt con chữ cũng đứng sau cuộc đời”.
Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị – Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi…” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?
Từ bài thơ sau, em hãy viết đoạn văn khoảng (7-10 dòng) ghi lại tâm trạng của em khi làm một việc có lỗi với mẹ:
MẸ TÔI
Con cò lặn lội bờ sông
Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con
Tháng năm thân mẹ hao mòn
Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy
Cho con cuộc sống hằng ngày
Dạy con không lớn dựng xây cuộc đời
Lẽ thường nước mắt chảy xuôi
Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn
Biển khơi, nhờ có nước nguồn
Phận con chưa kịp đền ơn cao dày
Tâm nhang, thấu tận trời mây
Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi
Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười
Cha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân.
Phạm Văn Ngoạn
PHẦN I: (5 điểm)
Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:
Hồi nhỏ sống với đồng
Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.
Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:
Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.
Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).
PHẦN II. (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.
Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?
Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.
Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.
Phép so sánh trong hai câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ- Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh sự rộng lớn của biển cả
B. Nhấn mạnh tác dụng biển cả
C. Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả
D. Cả A, B, C đều đúng
Phép so sánh trong hai câu thơ Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh sự rộng lớn của biển cả.
B. Nhấn mạnh tác dụng của biển cả.
C. Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm sao xuyên. Một mùa xưa nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Câu hỏi: Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay.