Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học? a. Sắt bị cắt đoạn nhỏ rồi tán thành đinh b. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi c. Than cháy trong không khí d. Quả bóng bay lên trời rồi nổ tung. Trong PƯHH chỉ có sự thay đổi liên kết giữa a. các nguyên tố b. các phân tử c. các nguyên tử d. các chất
Trong các quá trình sau, quá trình nào có phản ứng hóa học xảy ra
a. Đốt cháy than trong không khí
b. Làm bay hơi nước trong quá trình sản xuất muối
c. Nung vôi
d. Tôi vôi
e. Iot thăng hoa
A. a,b,c
B. b,c,d,e
C. a,c,d
D. Tất cả đáp án
Vôi sống có công thức hóa học là CaO.Để CaO trong không khí mà không bảo quản cẩn thận thì sau một thời gian trên bề mặt của vôi sống có lớp chất rắn rất cứng bao phủ.Người ta xác định được chất rắn đó là CaCO3.Vậy CaO đã phản ứng với chất rắn nào có trong không khí
Bài 16: a,Vì sao khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên?
b, Vì sao trên bề mặt hố vôi thường xuất hiện lớp màng mỏng màu trắng?
c, Vì sao các đồ vật làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí thường bị rỉ? làm cách nào để hạn chế sự gỉ của các đồ vật làm bằng sắt đó?
Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố
K = 39, Na =23, Ba = 137, Ca = 40, Mg = 24, Al = 27, Zn = 65, Fe = 56, Cu = 64, Ag =108,
C = 12, H =1, O = 16, S = 32, P = 31, F = 19, Cl = 35,5
Để sản xuất vôi, trong lò vôi người ta thường sắp xếp một lớp than, một lớp đá vôi, sau đó đốt lò. Có những phản ứng hóa học nào xảy ra trong là vôi. Phản ứng nào là phản ứng phân hủy, Phản ứng nào là phản ứng thóa hợp?
Quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra
A.
Hòa tan muối ăn vào nước
B.
Rượu để lâu ngoài không khí thường có vị chua
C.
Tách khí oxi từ không khí
D.
Cồn để lâu trong lọ không kín bị bay hơi
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về oxi?
A. Khí oxi là chất lỏng, màu xanh nhạt, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
B. Khí oxi rất cần cho sự sống.
C. Trong các hợp chất hóa học, oxi thường có hóa trị II.
D. Ở nhiệt độ cao, oxi tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit axit.
Câu 2. Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí người ta đặt ngửa bình, do khí oxi
A. nhẹ hơn không khí.
B. nặng hơn không khí.
C. ít tan trong nước.
D. khó hoá lỏng.
Câu 3. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự quang hợp của cây xanh.
B. Sự hô hấp của con người.
C. Sự cháy của nhiên liệu.
D. Sự gỉ của các đồ dùng bằng sắt.
Câu 4. Cho các chất có công thức như sau: BaCO3, SO2, H2SO4, CaO, Ba(OH)2. Oxit là
A. BaCO3 và SO2.
B. Ba(OH)2 và CaO.
C. H2SO4 và Ba(OH)2.
D. SO2 và CaO.
Câu 5. P2O5 có tên gọi là
A. điphotpho pentaoxit.
B. photpho trioxit.
C. điphotpho trioxit.
D. điphotpho oxit.
Câu 6. Chất nào sau đây là oxit axit?
A. CaO.
B. Fe2O3.
C. CO2.
D. K2O.
Câu 7. Trong thành phần của không khí, oxi chiếm
A. 78%.
B. 21%.
C. 1%.
D.79%.
Câu 8. Phản ứng nào dưới đây thể hiện tính chất oxi tác dụng với phi kim tạo thành oxit axit?
A. C + O2 CO2.
B. 2KClO3 2KCl + 3O2.
C. 3Fe + 2O2 Fe3O4.
D. C3H8 + 5O2 3CO2 + 4H2O.
Câu 9. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, khí oxi và hiđro có thể tích bằng nhau thì
A. khối lượng bằng nhau.
B. số mol khác nhau.
C. lượng chất bằng nhau.
D. số phân tử khác nhau.
Câu 10. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp?
A. 2Zn + O2 2ZnO.
B. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O.
C. SO2 + Ca(OH)2 ⟶ CaSO3 +H2O.
D. CuO + H2 Cu + H2O.
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a) Người ta điều chế nhôm (Al) nguyên chất từ quặng bôxit A l 2 O 3 .
b) Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén, …
c) Nhôm để trong không khí lâu ngày tạo thành nhôm oxit.
d) Khi cho nhôm vào dung dịch axit clohidric loãng, thu được khí H2.
e) Người ta điện phân nước thu được oxi và hidro.
f) Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn.
g) Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá.
h) Khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật trong nước sống được.
i) Cho quả trứng gà vào cốc chứa axit clohidric thì trứng nổi lên chìm xuống trông rất lạ mắt.
k) Người nội trợ đập trứng ra tô (bát) để làm món trứng rán.
l) Trứng để lâu ngày sẽ bị thối.
m) Khi bật bếp ga thì khí trong bếp ga cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt tạo khí cacbonic và hơi nước.
Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đều là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.
a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khi lưu huỳnh đioxit).
b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển đến thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
d) Cồn để trong lọ không khí khi bay hơi.