Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
kim taehyung

Trong câu ca dao ... Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

a) từ " bổi hồi bồi hồi " là từ láy,giải ngĩa

b ) phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh mang lại

Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta nói

- Nói ngọt lọt đến sương

- nói nặng quá........

Đây là ẩn dụ thuộc kiểu nào ? hãy tìm thêm 1 số VD

Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau

Ta đi tới trên đường ta bước tiếp

Rắn như thép ,vững như đồng

Đội ngũ ta trường trường, điệp diệp

Cao như núi dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt

có sai ct thì quả qua cho mk nha

* Từ "bổi hổi, bồi hồi" là từ láy. Từ này có nghĩa là "lòng dạ không yên" trong một ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn .

- Tác giả sử dụng :

+ Biện pháp nói quá để nói về nỗi nhớ khiến cho tác giả đứng ngồi không yên.

+ Biện pháp so sánh : Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời như lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.

=> Hai biện pháp này đã làm câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương vô cùng, mong đợi một ngày trở về

* Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta thường nói:

- Nói ngọt lọt đến xương. => ẨN DỤ CHUYỂN ĐỔI CẢM GIÁC

- Nói nặng quá. => ẨN DỤ CHUYỂN ĐỔI CẢM GIÁC

Ví dụ :

Ở bầu thì tròn , ở ống thì dài => Ẩn dụ phẩm chất

* Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh “rắn như thép, vững như đồng/ cao như núi, dài như sông/ chí ta lớn như biển Đông trước mặt”.
=> Tác dụng: Tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời, vững chãi, một lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí.

Hàn Minh Nguyệt
2 tháng 7 2019 lúc 7:29

Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta nói:

-Nói ngọt lọt đến sương => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

-Nói nặng quá => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

VD:

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài => Ẩn dụ phẩm chất

Giọng hò nghe dịu ngọt => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau:

Ta đi tới trên dường ta bước tiếp

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt

Biện pháp so sánh: Rắn như thép, vững như đồng/Cao như núi,dài như sông/Chí ta lớn như biển đông trước mặt

Tác dụng: Tác giả muốn khẳng định dân tộc ta ''đi tới'' với 1 khí thế ngất trời, vững chãi, 1 lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí

Khanh Tay Mon
2 tháng 7 2019 lúc 8:40

Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta nói

- Nói ngọt lọt đến sương-> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- nói nặng quá........-> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

VD: Bạn tự lấy nha

Hàn Minh Nguyệt
2 tháng 7 2019 lúc 6:50

a.Từ này có nghĩa là ''lòng dạ không yên'' trong 1 ngữ cảnh buồn rầu hay phiền muộn

b.Tác giả sử dụng biện pháp nói quá để nói về nỗi nhớ khiến cho tác giả đứng ngồi không yên. Biện pháp so sánh: Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời như lửa với than -> thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới

=>Hai biện pháp này đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn, thể hiện được nỗi nhớ thương vô cùng, mong đợi 1 ngày trở về


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Bùi Lê Trâm Anh
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
Lâm Kim Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Tỷ13874
Xem chi tiết
Quy Le Ngoc
Xem chi tiết
Quàng Như Quỳnh
Xem chi tiết