Lật lại những trang truyện trung đại , ta thấy xã hội phong kiến hiển hiện trước mắt mình là một xã hội mục ruỗng : chiến tranh, nạn đói , chế độ địa chủ, trọng nam khinh nữ ,,,. Những cái ấy đã khiến cho dân tình khốn khổ.
Đọc ''chuyện người con gái Nam Xương '' và ''Quan âm Thị Kính '' ta càng thấy cảm thông trước số phận hẩm hiu của người phụ nữ ở thời kì này. Cả hai nàng đều là những người vợ hiền, dâu thảo là con của những nông dân nghèo bình thường chất phác. Thế nhưng số phận đã đưa đẩy họ đến những bi kịch lạnh lùng.
Với người phụ nữ nhan sắc rất quan trọng. Nó là niềm tự hào vừa là một trong nhữn yếu tố đem lại nềm hạnh phúc cho họ. Vũ Nương trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' ngay từ đầu truyện đã được tác giả giới thiệu là một cô gái có '' tư dung tốt đẹp'' những tưởng hạnh phúc sẽ đến trọn vẹn với nàng nhưng không ngờ lại mãnh vỡ đôi đường đúng là '' Hồng nhan bạc phận''.Bởi nàng không chỉ đẹp người mà còn đẹp cả về phẩm hạnh. Nang là ngưoiừ nết na thùy mị , hiếu thảo, yêu chồng, thương con , rất mực thủy chung , luôn hết lòng vì hạnh phúc của gia đình . Sau khi lấy chồng, biết hồng mình có tính đa nghi nên nàng rất mực khuôn phép, không đẻ lần nào vợ chồng phải thất hòa. Chồng đi lính, nàng sinh con một mình, nuôi con,chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ đau ốm nàng hết mực thuốc thang , bái lễ thần phật và lấy lời ngon tiếng ngọn khuyên lơn. Khi mẹ chồng qua đời nàng ma chay tế lễ chu đaó hơn cả cha mẹ đẻ của mình. Chồng đi lính nàng chỉ mong ngày về mang theo hai chữ ''bình yên''trở về. Rõ rang nàng không cần vinh hiển mà chỉ muốn sống cuộc sống bị dị , hạnh phúc .Kể từ khi chồng đi lính , nàng vợi vợi nhớ thương ''ngày qua tháng lại....không thể nào ngăn được. Tình thương nỗi nhớ bao trùm ở mọi nơi ''cách biệt ba năm giữ gìn một tiết ....chưa hề bén gót'' Những tưởng những mong ước nhỏ nhoi ấy sẽ thành hiện thực khi chồng nàng đi lính trở về nhưng không ngờ bất hạnh lại bất ngời ập đến.Chỉ vì lời dại con trẻ mà Trương Sinh đã vô tình đẫy Vũ Nương đến cái chết , nhưng cuối cùng nàng cũng được rữa oan.
Đối với thị kính nàng là một người vợ hiền , yêu thương chồng hết mực. làm dâu trong một gia đình quý tộc. Mặc dù nhà nghèo khó nhưng nàng luôn giữ phẩm hạnh trong sáng tốt đẹp, chỉ vì cầm kéo cắt đi sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng mà vô tình nàng lại bị đổ oan rồi đuổi ra khỏi nhà mà không có sự bảo vệ của người chông nàng hết mực yêu thương. Là môt con ngươig hiền lành, tốt bụng nên Thị Lính lại tiếp tục bị đổ oan là làm cho Thị Mầu có thai thế là nàng lại một lần nữa rơi vào cảnh khốn cùng cuối cùng sau này nàng cũng được giải oan và hóa lên toàn sen
Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.
Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc ***** mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :
Đau đớn thay phậh đàn bà,
Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.
Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.
Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :
Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.
Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.
giống Thị Kính :
Lật lại những trang truyện trung đại , ta thấy xã hội phong kiến hiển hiện trước mắt mình là một xã hội mục ruỗng : chiến tranh, nạn đói , chế độ địa chủ, trọng nam khinh nữ ,,,. Những cái ấy đã khiến cho dân tình khốn khổ.
Đọc ''chuyện người con gái Nam Xương '' và ''Quan âm Thị Kính '' ta càng thấy cảm thông trước số phận hẩm hiu của người phụ nữ ở thời kì này. Cả hai nàng đều là những người vợ hiền, dâu thảo là con của những nông dân nghèo bình thường chất phác. Thế nhưng số phận đã đưa đẩy họ đến những bi kịch lạnh lùng.
Với người phụ nữ nhan sắc rất quan trọng. Nó là niềm tự hào vừa là một trong nhữn yếu tố đem lại nềm hạnh phúc cho họ. Vũ Nương trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' ngay từ đầu truyện đã được tác giả giới thiệu là một cô gái có '' tư dung tốt đẹp'' những tưởng hạnh phúc sẽ đến trọn vẹn với nàng nhưng không ngờ lại mãnh vỡ đôi đường đúng là '' Hồng nhan bạc phận''.Bởi nàng không chỉ đẹp người mà còn đẹp cả về phẩm hạnh. Nang là ngưoiừ nết na thùy mị , hiếu thảo, yêu chồng, thương con , rất mực thủy chung , luôn hết lòng vì hạnh phúc của gia đình . Sau khi lấy chồng, biết hồng mình có tính đa nghi nên nàng rất mực khuôn phép, không đẻ lần nào vợ chồng phải thất hòa. Chồng đi lính, nàng sinh con một mình, nuôi con,chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ đau ốm nàng hết mực thuốc thang , bái lễ thần phật và lấy lời ngon tiếng ngọn khuyên lơn. Khi mẹ chồng qua đời nàng ma chay tế lễ chu đaó hơn cả cha mẹ đẻ của mình. Chồng đi lính nàng chỉ mong ngày về mang theo hai chữ ''bình yên''trở về. Rõ rang nàng không cần vinh hiển mà chỉ muốn sống cuộc sống bị dị , hạnh phúc .Kể từ khi chồng đi lính , nàng vợi vợi nhớ thương ''ngày qua tháng lại....không thể nào ngăn được. Tình thương nỗi nhớ bao trùm ở mọi nơi ''cách biệt ba năm giữ gìn một tiết ....chưa hề bén gót'' Những tưởng những mong ước nhỏ nhoi ấy sẽ thành hiện thực khi chồng nàng đi lính trở về nhưng không ngờ bất hạnh lại bất ngời ập đến.Chỉ vì lời dại con trẻ mà Trương Sinh đã vô tình đẫy Vũ Nương đến cái chết , nhưng cuối cùng nàng cũng được rữa oan.
Đối với thị kính nàng là một người vợ hiền , yêu thương chồng hết mực. làm dâu trong một gia đình quý tộc. Mặc dù nhà nghèo khó nhưng nàng luôn giữ phẩm hạnh trong sáng tốt đẹp, chỉ vì cầm kéo cắt đi sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng mà vô tình nàng lại bị đổ oan rồi đuổi ra khỏi nhà mà không có sự bảo vệ của người chông nàng hết mực yêu thương. Là môt con ngươig hiền lành, tốt bụng nên Thị Lính lại tiếp tục bị đổ oan là làm cho Thị Mầu có thai thế là nàng lại một lần nữa rơi vào cảnh khốn cùng cuối cùng sau này nàng cũng được giải oan và hóa lên toàn sen
giống Thúy Kiều nhé :
I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).
II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình.
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều:
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.