Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.
(2) Ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều từ 5’ - 3'.
(3) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).
(4) Xảy ra ở tế bào chất.
(5) 1 phân tử mARN dịch mã tạo 1 loại chuỗi polipeptit.
(6) Gồm quá trình hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.
(7) Trong quá trình dịch mã, tARN đóng vai trò như “người phiên dịch”.
A. 4
B. 6
C. 5
D. 7
Khi nói về quá trình dịch mã, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra ở trong nhân của tế bào nhân thực.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành 2 giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(3) Trong quá trình dịch mã trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.
(4) Có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN, rARN.
A. (2), (3).
B. (1), (3).
C. (2), (4).
D. (1), (4).
Có bao nhiêu thành phần sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit?
I. Gen. II. mARN. III. Axit amin.
IV. tARN. V. ribôxôm.
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trong tế bào axit nuclêic và prôtêin có những mối quan hệ sau:
1. ADN kết hợp với prôtêin histon theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản.
2. rARN kết hợp với prôtêin tạo thành Ribôxôm.
3. Trình tự nuclêôtit của gen quy định trình tự axit amin trong prôtêin.
4. Prôtêin enzim (ADN-pol III) có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN.
5. Prôtêin ức chế tham gia điều hoà hoạt động của gen.
6. Enzim ARN-polimeraza tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản ADN.
Hãy chỉ ra đâu là những mối quan hệ giữa prôtêin và ADN trong cơ chế di truyền?
A. 1, 3, 4, 5
B. 2, 3, 4, 5
C. 1, 2, 4, 5
D. 3, 4, 5, 6
: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Ở trên mỗi phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi ribôxôm.
(2) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc này được thể hiện giữa bộ 3 mã hóa trên tARN gắn với bộ 3 đối mã trên mARN.
(3) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một mARN có cấu trúc giống nhau.
(4) Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với ribôxôm riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm ribôxôm gọi là polinuclêôxôm
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:
1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
2- Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu
3- tARN có anticodon là 3' UAX 5' rời khỏi ribôxôm.
4- Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.
5- Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.
6- Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm.
7- Mêtionin tách rời khỏi chuỗi pôlipeptit
8- Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.
9- Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.
Trình tự nào sau đây là đúng?
A. 2-4-1-5-3-6-8-7.
B. 2-5-9-1-4-6-3-7-8.
C. 2-5-4-9-1-3-6-8-7.
D. 2-4-5-1-3-6-7-8.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã:
(1) Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit.
(2) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo
(3) Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Metionin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
(4) Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiêp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học.
(5) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc vói bộ ba kết thúc UAA.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Số lượt tARN bằng số codon trên mARN?
(2) Với 2 loại nucleotit A và G có thể tạo ra tối đa 8 lọại mã bộ 3 khác nhau.
(3) Có 2 loại tARN vận chuyển axit amin kết thúc.
(4) Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh bằng số lượt tARN.
(5) Khi một riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân giải giải phóng các nucleotit vào môi trường nội bào.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Số lượt tARN bằng số codon trên mARN?
(2) Với 2 loại nucleotit A và G có thể tạo ra tối đa 8 lọại mã bộ 3 khác nhau.
(3) Có 2 loại tARN vận chuyển axit amin kết thúc.
(4) Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh bằng số lượt tARN.
(5) Khi một riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân giải giải phóng các nucleotit vào môi trường nội bào.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4