Hình tượng Lê Lợi
“Ta đây…. Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”
- Xưng hô “ta” – chưa phải “trẫm” -> xưng hô khiêm nhường
- “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”: trong câu văn nhắc đến địa danh Lam Sơn là nơi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, tập hợp nhân dân chống lại giặc Minh xâm lược.
- Nguồn gốc xuất thân: “chốn hoang dã nương mình” - Lê Lợi là người con nông dân, sinh ra và lớn lên ở chốn hoang dã
-> Những yếu tố trên chứng tỏ Lê Lợi là con người hết sức bình thường.
Nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm, trong người nông dân bình thường như bao người đó có những tình cảm đặc biệt:
- Lòng căm thù giặc sâu sắc: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “quên ăn vì giận”. Giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta với luận điệu “phù Hồ diệt Trần” gây nên bao đau thương, mất mát, đói khổ, lầm than cho nhân dân. Trước thảm cảnh của nhân dân đau khổ, Lê Lợi có lòng căm thù giặc sâu sắc. Con người ấy nhất quyết không đội trời chung, không sống cùng một lãnh thổ với kẻ cuồng bạo. Lòng căm thù ấy khiến ông “quên ăn vì giận”, trải qua bao đắng cay ngọt bùi “mười mấy năm trời”
- Quyết tâm thực hiện lí tưởng: Càng căm thù giặc bao nhiêu thì ý chí đánh đuổi giặc thù càng lớn bấy nhiêu. Quyết tâm của Lê Lợi được thể hiện qua các cụm từ “trằn trọc trong cơn mộng mị”, “băn khoăn một nỗi đồ hồi”. Ngay cả trong mơ cũng nghĩ đến việc nước, Lê Lợi thấu hiểu lẽ thịnh suy của một triều đại nên quyết tâm đánh đuổi quân thù để khôi phục lại đất nước, giải phóng cho nhân dân đói khổ lầm than.
-> Lòng căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc thù là những phẩm chất của người anh hùng.
=> Ở Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa. Lê Lợi là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân.