A-Mở bài
-Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”
-Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh là sự vượt ngục về tinh thần, điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí (Trích dẫn 2 câu thơ trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ “Ngắm trăng”.
B-Thân bài
1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài đề từ tập nhật kí trong tù Là lời khẳng đinh mặc dù bị giam hãm trong tù ngục nhưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh
2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm trăng” Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”
*Hai câu đầu:
+Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù hết sức đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “rượu”, “hoa” những thứ không thể thiếu khi thưởng nguyệt của các thi nhân xưa. Điệp ngữ “không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày.
+Tuy nhiên, trước đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang. Học sinh cần phân tích câu thơ phiên âm để thấy được tâm trạng cảm xúc của Bác: Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” biểu hiện tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng.
*Hai câu cuối
+Vượt lên trên cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Biện pháp đối ngữ (nhân- minh nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân hóa, cách sử dụng từ “khán” thay cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ giữa trăng với người tù.
+Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do nội tại cao độ, khát vọng tự do, là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác.
+Mở đầu bài thơ là hình ảnh người tù nhưng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”, kẻ thù chỉ có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm được tâm hồn Bác đúng như Bác đã từng viết “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”
3- Đánh giá: Ngắm trăng là thi phẩm đặc sắc trong “ Nhật kí trong tù”. Với người tù Hồ Chí Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, thanh bình. “Ngắm trăng” cho ta hiểu sâu hơn về tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục tù tăm tối. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác nhưng không thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ gần gũi, tri âm, tri kỉ.
C-Kết bài Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù, đó là biểu hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Bác cũng như trong tập nhật kí trong tù.