cho hỏi nhẹ nha , trình bày mạng lưới gì bạn ( sông ngòi hay gì vậy ạ ) và so sánh cái gì vậy
* Khái quát:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông và đông nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây và tây nam giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: giáp Trung Quốc phía bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở phía đông, giáp biển Đông ở phía đông, giáp miền Nam Trung Bộ phía nam, giáp Lào phía tây.
* Giống nhau
- Đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc:
+ Có nhiều hệ thống sông lớn: sông Đà, sông Hồng, sông Thái Bình…
+ Hệ thống chi lưu và phụ lưu của các con sông rất nhiều.
- Hướng của sông ngòi theo hướng tây bắc – đông nam: sông Đà, sông Hồng, sông Chảy…
- Tổng lượng nước, hàm lượng phù sa lớn: sông Hồng là hợp lưu của sông Đà và sông Hồng có lưu lượng nước 83,5 tỷ m³ với lượng phù sa là 120 triệu tấn/năm.
+ Thủy chế theo mùa: mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô
* Khác nhau:
- Đặc điểm lưu vực:
+ Diện tích lưu vực sông: MB và ĐBBB có diện tích lưu vực sông lớn hơn, sông ngòi có nhiều chi lưu và phụ lưu hơn so với TB và BTB. Do độ cao địa hình thấp, cấu tạo địa chất mềm hơn, lượng mưa lớn nên sông ngòi bị cắt xẻ mạnh -> mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Độ dốc lưu vực: TB và BTB có độ dốc sông lớn, lòng sông hẹp nhiều thác ghềnh do địa hình cao và hiểm trở bậc nhất cả nước. MB và ĐBBB có độ dốc nhỏ hơn do địa hình thấp hơn, diện tích đồng bằng lớn.
- Hướng chính các con sông:
+ MB và ĐBBB bao gồm hướng TB – ĐN và vòng cung do chịu chi phối từ hướng địa hình TB – ĐN và các dãy núi chạy theo hướng vòng cung ở phía đông.
+ TB và BTB chủ yếu là hướng TB – ĐN do ảnh hưởng của hướng nghiêng địa hình và các dãy núi chính.
- Chế độ nước:
+ MB và ĐBBB mùa lũ kéo dài từ tháng VI đến tháng IX do trùng với mùa mưa, mùa cạn kéo dài từ tháng tháng X đến tháng V năm sau.
+ TB và BTB các con sông ở BTB có mùa lũ đến muộn hơn từ tháng IX đến tháng XII do có chế độ mưa vào thu đông, lượng mưa lớn vào các tháng cuối năm.