Tham khảo
- Ngay từ thời vương quốc Phù Nam (khoảng thế kỉ I đến đầu thế kỉ VII), vùng châu thổ sông Cửu Long đã được con người khai phá và trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước.
- Đến thế kỉ IV, ở Nam Bộ xuất hiện tình trạng biển tiến cục bộ, nước mặn dần dâng cao. Quá trình này đã làm cho toàn bộ vùng đất thấp bị ngập mặn, gây ra hậu quả lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề trồng lúa. Cho đến thế kỉ XIII, Nam Bộ vẫn còn là vùng đất tương đối hoang vu.
- Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.
+ Quá trình khai hoang, phục hoá đồng ruộng bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thế kỉ XVII với nhiều dòng kênh lớn được đào và đưa vào khai thác. Các cộng đồng cư dân đến từ phía bắc, cùng với những nhóm cư dân có mặt từ trước đã sát cánh bên nhau khai phá trên quy mô lớn, phát triển vùng đất Nam Bộ dần thành một trung tâm kinh tế của đất nước.
+ Cuộc sống trên sông nước, gần sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông nước. Chợ nổi, nhà nổi,... là những cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.
+ Do tác động lớn của môi trường sông nước mà “nước” thành quan niệm của người Việt về Tổ quốc từ xưa đến nay.