Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyên Linh

Trình bày cách nhận biết các khí sau: \(CO;CO_2;SO_2;SO_3;H_2;O_2;N_2\)

Võ Thu Uyên
5 tháng 10 2017 lúc 22:17

* Cho que đóm có than hồng lần lượt thử vào các khí đã cho. Khí nào làm que đóm có than hồng cháy thì đó là \(O_2\).

* Dẫn lần lượt từng khí đi qua dung dich \(BaCl_2\)

- Khí làm cho dung dịch \(BaCl_2\) tạo kết tủa trắng là \(SO_3\)

\(SO_3+H_2O+BaCl_2\rightarrow BaSO_4+2HCl\)

- Các khí còn lại không có phản ứng xảy ra.

* Dẫn các khí còn lại đi qua dung dịch \(Br_2\) màu vàng cam.

- Khí làm cho dung dịch \(Br_2\) nhạt dần rồi mất màu là \(SO_2\)

PTHH:

+) \(SO_2+Br_2+2H_2O\rightarrow H_2SO_4+2HBr\)

- Các khí còn lại không có phản ứng xảy ra.

* Dẫn các khí chưa phản ứng qua dung dịch \(Ca\left(OH\right)_2\)

- Khí tạo kết tủa trắng là \(CO_2\)

PTHH:

+) \(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)

- Các khí còn lại không có phản ứng xảy ra.

* Tiếp tục dẫn các khí còn lại đi qua dung dịch \(CuO\) nung nóng; sau đó cho sản phẩm có được đi qua dung dịch \(Ca\left(OH\right)_2\) .

- Khí làm \(CuO\) chuyển từ màu đen sang màu đỏ nâu, có sản phẩm là đục nước vôi trong là CO.

PTHH:

+) \(CuO+CO\rightarrow Cu+CO_2\) (chú ý: ở phương trình này có nhiệt độ nữa nha...)

+) \(Ca\left(OH\right)_2+CO\rightarrow CaCO_3+H_2\)

- Khí làm CuO chuyển từ màu đen sang màu đỏ nâu, không làm đục nước vôi trong là \(H_2\) .

PTHH:

+) \(CuO+H_2\rightarrow Cu+H_2O\)

* Khí còn lại là \(N_2\)


Các câu hỏi tương tự
Thuýy Dy
Xem chi tiết
Hải Nam Xiumin
Xem chi tiết
Trần Minh Anh
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết
sadads
Xem chi tiết
Lưu Thanh Trang
Xem chi tiết
Phan Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Phan Đại Hoàng
Xem chi tiết