Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thu Huyền

Trên nửa đường tròn tâm O đường kính AB với AB = 2022, lấy điểm C (C khác A và B), từ C kẻ CH vuông góc với AB (H thuộc AB). Gọi D là điểm bất kỳ trên đoạn CH (D khác C và H), đường thẳng AD cắt nửa đường tròn tại điểm thứ hai là E. a) Chứng minh tứ giác BHDE là tứ giác nội tiếp; b) Chứng minh: AD.EC=CD.AC; c) Chứng minh: AD.AE+BH.BA=2022^2

Nguyễn Việt Lâm
2 tháng 4 2023 lúc 14:00

a.

\(DH\perp AB\left(gt\right)\Rightarrow\widehat{DHB}=90^0\Rightarrow D;H;B\) cùng thuộc đường tròn đường kính DB

\(\widehat{AEB}=90^0\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)) \(\Rightarrow\widehat{DEB}=90^0\)

\(\Rightarrow D;E;B\) cùng thuộc đường tròn đường kính DB

\(\Rightarrow\) Tứ giác BHDE nội tiếp đường tròn đường kính DB

b.

\(\widehat{ACB}=90^0\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O))

\(\Rightarrow\widehat{ACH}=\widehat{ABC}\) (cùng phụ \(\widehat{BAC}\))

Mà \(\widehat{ABC}=\widehat{AEC}\) (cùng chắn cung AC của (O)

\(\Rightarrow\widehat{ACH}=\widehat{AEC}\)

Xét hai tam giác ADC và ACE có: \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{ACH}=\widehat{AEC}\left(cmt\right)\\\widehat{CAD}\text{ chung}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\Delta ADC\sim\Delta ACE\left(g.g\right)\Rightarrow\dfrac{AD}{AC}=\dfrac{CD}{EC}\Rightarrow AD.EC=CD.AC\)

c.

Cũng theo cmt \(\Delta ADC\sim\Delta ACE\Rightarrow\dfrac{AC}{AE}=\dfrac{AD}{AC}\Rightarrow AD.AE=AC^2\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC với đường cao CH:

\(BC^2=BH.BA\)

\(\Rightarrow AD.AE+BH.BA=AC^2+BC^2=AB^2=2022^2\)

Nguyễn Việt Lâm
2 tháng 4 2023 lúc 14:01

loading...


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Tuệ Lâm
Xem chi tiết
Mu Mộc Lan
Xem chi tiết
nguyen van hung
Xem chi tiết
Văn Lee
Xem chi tiết
nguyen lan mai
Xem chi tiết
Phan Thị Việt Hoa
Xem chi tiết
ngocha_pham
Xem chi tiết
Nguyễn Tùng Dương
Xem chi tiết
Luật Nhân Quả
Xem chi tiết