Trắc nghiệm:
1) nêu việc làm của ngô quyền chứng tỏ ông xây dựng nền độc lập cho đất nước.
2) công lao lớn nhất của ngô quyền là gì?
3)dưới triều đình nhà đinh,tiền lê tầng lớp nào là tầng lớp dưới cùng của xã hội
4) tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi dưới thời nhà đinh tiền lê
5)loạn 12 sứ quân gây ra nguy cơ gì lớn nhất cho đất nước
6) nhà lý ra đời trong hoàn cảnh nào
7) lý công uẩn lên ngôi lâp ra nhà lý vào năm bao nhiêu?
8)dưới thời nhà lý đến năm 1054 tên nước là gì?
9)nhiệm vụ của cấm quân là gì?
10)lý công uẩn dời đô về đại la với lí do là gì?
11)ngô quyền xưng vương vào năm bao nhiêu?
12)tại sao nhà lý nghiêm cấm việc giết trâu,bò
13)dưới thời nhà lý cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?
14)lí do nào nhà tống đem quân sang đánh đại việt
15) bộ luật hình thư của nhà lý ra đời năm bao nhiêu
16)tên nước đại việt bắt đầu từ năm bao nhiêu
17) lý thường kiệt được phong làm thái úy dưới thời vua nào
18)Nhà lý dời đô về đại la và đổi tên là gì?
Tự luận:
1) vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương dưới thơi tiền lê
2)trình bày diễn biến cuộc chiến trên phòng tuyến sông như nguyệt
3)sự hình thành của nhà lý
4)sự phát triển kinh tế,văn hóa xã hội của nước ta bước đầu xây dựng đất nước
5) tình hình chính trị cuối thời ngô
1. Xưng vương
2. + Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
3. Nô tì
4. Đạo Phật
5.Loạn 12 sứ quân dẫn đến tình trạng xóa bỏ chính quyền Trung ương, xu hướng chia cắt phân tán lực lượng tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực xâm lược mà trực tiếp là cường quyền Trung Hoa thâu tóm và khôi phục lại ách đô hộ cũ. Cuốn "Lịch sử Việt Nam" của Uỷ ban Khoa học xã hội năm 1971 viết:
"Các thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt... thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân đã gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân và đi ngược lại nguyện vọng hoà bình, thống nhất của dân tộc".
6.- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
7.Năm 1009
8.Đại Cồ Việt
9. Cấm quân vẫn theo nguyên tắc Thân quân, tức đội quân của vua. ... Ngoài nhiệm vụ hộ giá và bảo vệ vua, bảo vệ triều đình, Cấm quân còn tham gia các cuộc chinh phạt do vua "tự làm tướng" để dẹp các vụ chống đối địa phương, như ở châu Định Nguyên và châu Tự Nguyên năm 1033
10. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì : ... - Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước. - Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
11. Năm 939
12.Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
13. Lộ - phủ - huyện - hương, xã.
14.Để giải quyết khó khăn trong nước
15.Năm 1042
16.Năm 1054
17. Dưới triều Thái Tông và Thánh Tông
18.Thăng Long
Tự luận
1. + Bộ máy cai trị ở trung ương : vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban văn, võ : các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.
+ Chính quyền địa phương : cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.
+ Xây dựng quân đội (10 đạo và hai bộ phận cấm quân, quân địa phương).
Nhà Tién Lẽ đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. Đây là sự hoàn thiện chính quyền ờ trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội.
2.a) Diễn biến
- Quân Tống nhiều lần tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ào ạt tiến qua sông đánh úp vào phòng tuyến của ta. Quân nhà Lý kịp thời phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc.
- Quân Tống chuyển sang thế củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một mệt mỏi, chán nản, chết dần chết mòn.
- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Bị đánh úp bất ngờ, quân Tống thua to.
- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị "giảng hòa". Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước.
3.- Sau khi Lê Hoàn mất (năm 1005), Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo khiến cho trong triều, ngoài nội ai ai cũng căm giận. - Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý đượcthành lập.
5.- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi => Đất nước không ổn định.
- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng do mâu thuận nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút.
- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, các thế lực cát cứ nổi lên, đất nước rơi vào tỉnh trạng chia cắt. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.
Câu 4 mk ko biết làm! Nhớ tick nha ko giận đó!