Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
5786 Gabby

Trả lời các câu hỏi sau
1. Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lý và nhận xét.
2. Tại sao Lý Công Uẩn lại dời đô về Đại La ( Thăng Long ) ?
3. Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
4. Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lại thắng lợi ?
5. Đường lối đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2 và 3 ?
6. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII ?

小范
2 tháng 12 2018 lúc 19:15

1.

Hoàn cảnh:

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lý và nhận xét.

Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, mọi quyền lực của Vua càng ngày lớn mạnh.

2.

- Do vị trí của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài trong khi đó hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước. Đồng thời, việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.​

3.

- Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”

- Bố trí phòng thủ, đoán được nơi địch đi xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để diệt quân Tống.

- Đánh vào tinh thần của giặc, khích lệ dân ta bằng cách cho người đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Chủ động giảng hoà để kết thúc chiến tranh.

4.

-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

-Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

- Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

5.

Giống nhau:

Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “ vườn không, nhà trống”.

Khác nhau:

Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai là: Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa lui quân để bảo toàn lực lượng Khi thời cơ đến phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba là: Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thực nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn. Chủ dộng bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.​

6.

* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

*Ý nghĩa:

- Đập tan tham vọng Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, Bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc đã đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

- Góp phần xây dựng truyền thống quân sự của dân tộc, để lại nhiều bài học quý báu trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Góp phần ngăn chặn các cuộc xâm lược của đế quốc Nguyên đối vs Nhật Bản và các nước phương Nam.




Các câu hỏi tương tự
Alayna
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Hồ Hòa Bình
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nghỉ Hè - Học 24
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên Quỳnh Như
Xem chi tiết
Duoc Nguyen
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết