Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngưu Kim

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu sau:

a) - Ở đâu năm của nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?

Sông nào bên đục, bên trong ?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?

Đền nào thiêng nhất sứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?

......

- Thành Hà Nội năm cửa nàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục, bên trong,

Núi Đức Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất sứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

.......

b) Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Đạt Trần
8 tháng 7 2019 lúc 21:38

a) +Tìm:

-Liệt kê

-Câu hỏi tu từ

-Đối

+Phân tích:

Bài ca dao là sự đối đáp thử tài của đôi trai gái được vẽ lên như một bức tranh phác họa nên bản đồ địa lí các địa danh có những điểm nổi bật và văn hóa lịch sử qua sự đối đáp một người hỏi-một người trả lời của chàng trai và cô gái. Các địa điểm với những nét nổi bật về lịch sử cũng như nét riêng được khéo léo đưa vào câu hỏi với những nét gần gũi, thân thuộc . Từ đó thể hiện tình yêu chân chất tinh tế và lòng tự hào đối với con người, đối với quê hương, đất nước

Đạt Trần
8 tháng 7 2019 lúc 21:41

b)-Tìm:

+Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát // bát ngát mênh mông”

+So sánh: Thân em với chẽn lúa

+Phép đối xứng

-Phân tích:

Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc đáng yêu đối với mỗi người Việt Nam từ ngàn xưa”Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng minh. Trước mắt là cánh tồng lúa “bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thắng cảnh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi ra cũng với chân trời, với sóng lúa “Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngat mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ “lúa hai mùa cuộn sóng, đến chân trời”…Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!

Thời Sênh
9 tháng 7 2019 lúc 8:48

b. - Nghệ thuật: điệp ngữ, đảo ngữ

⇒ Khắc họa không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh

- Hình ảnh cô gái so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

⇒ Người con gái tràn đầy sức sống, xuân sắc nhưng mảnh mai, yếu đuối

⇒ Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phú cùng vẻ đpẹ và sức sống của con người lao động

B.Thị Anh Thơ
8 tháng 7 2019 lúc 21:23

a,

– Phân tích bài thứ nhất

+Bài ca dao là sự đối đáp thử tài của đôi trai gái được vẽ lên như một bức tranh phác họa nên bản đồ địa lí các địa danh có những điểm nổi bật và văn hóa lịch sử qua sự đối đáp một người hỏi-một người trả lời của chàng trai và cô gái.

+Các địa điểm với những nét nổi bật về lịch sử cũng như nét riêng được khéo léo đưa vào câu hỏi với những nét gần gũi, thân thuộc như: “ở đâu năm cửa”; “sông chảy sáu khúc”; “sông nào bên đục bên trong”; “núi nào có thánh sinh”; “đền thiêng xứ thanh”; “thành tiên xây”, tất cả đều là những gợi ý cho câu hỏi của chàng trai đối với cô gái.

+Tổ quốc ta thật đẹp, non sông gấm vóc với biết bao những địa danh với khung cảnh tráng lệ. Thể hiện qua sự đối đáp của cô gái dành cho chàng trai: các địa danh của cô gái đáp lại cho chàng trai “thành Hà Nội”; “sông Lục Đầu”; “sông Thương”; “Núi Tản”; “đền Sòng”; “tỉnh Lạng”.

+ Bài đối đáp như là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.

=> Có thể nói, bên cạnh tình yêu lứa đôi trai gái thông thường giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với đất nước, đối với quê hương, với những con người chung một gốc, chung một cội nguồn. Một tình yêu lớn, vĩ đại, dài lâu.

– Phân tích bài thơ thứ hai

+ Khi mối quan hệ đã trở nên thân thiết hơn, gần gũi hơn, thì người ta mong muốn đi chung một lối, chung một đường, cùng nhau đi ngao du thưởng ngoạn.

+ Bài ca là bức tranh sinh động với sự xuất hiện của loạt các địa danh thưởng ngoạn quen thuộc như “Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên tháp Bút” đây là những di tích, địa điểm du lịch thân quen, biểu tượng ở Hà Nội.

+Bút pháp nghệ thuật đã gợi tả nên vẻ đẹp thanh thuần vừa thơ mộng nhưng cũng rất thiêng liêng.

=> Các địa danh được nêu lên không chỉ là sự tự hào về sự cổ kính của các địa điểm của thủ đô, trái tim của cả nước mà hơn hết, đó còn là lời nhắc gửi đến thế hệ sau cần phải biết trân trọng, giữ gìn và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó.

B.Thị Anh Thơ
8 tháng 7 2019 lúc 21:24

Trong kho tàng thơ ca dân tộc có vô vàn những bài thơ, bài ca dao, câu ca, tục ngữ nói về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa, ca ngợi về đất nước, về con người quê hương. Trong đó những câu hát về tình yêu, đất nước, con người được người đọc, người nghe đón nhận hơn cả. Những câu hát đó chính là bức tranh tình yêu về quê hương, đất nước, nơi chôn rau cắt rốn của mỗi chính mỗi con người Việt Nam, với tình cảm đong đầy và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục, bên trong

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây?

Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

Bài ca dao là sự đối đáp thử tài của đôi trai gái được vẽ lên như một bức tranh phác họa nên bản đồ địa lí các địa danh có những điểm nổi bật và văn hóa lịch sử qua sự đối đáp một người hỏi-một người trả lời của chàng trai và cô gái. Các địa điểm với những nét nổi bật về lịch sử cũng như nét riêng được khéo léo đưa vào câu hỏi với những nét gần gũi, thân thuộc như: “ở đâu năm cửa”; “sông chảy sáu khúc”; “sông nào bên đục bên trong”; “núi nào có thánh sinh”; “đền thiêng xứ thanh”; “thành tiên xây”, tất cả đều là những gợi ý cho câu hỏi của chàng trai đối với cô gái.

Phân tích nội dung chính của những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Tổ quốc ta thật đẹp, non sông gấm vóc với biết bao những địa danh với khung cảnh tráng lệ. Thể hiện qua sự đối đáp của cô gái dành cho chàng trai: các địa danh của cô gái đáp lại cho chàng trai “thành Hà Nội”; “sông Lục Đầu”; “sông Thương”; “Núi Tản”; “đền Sòng”; “tỉnh Lạng”. bài đối đáp như là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Có thể nói, bên cạnh tình yêu lứa đôi trai gái thông thường giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với đất nước, đối với quê hương, với những con người chung một gốc, chung một cội nguồn. Một tình yêu lớn, vĩ đại, dài lâu.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Tả lại một cảnh đẹp mà em biết

Khi mối quan hệ đã trở nên thân thiết hơn, gần gũi hơn, thì người ta mong muốn đi chung một lối, chung một đường, cùng nhau đi ngao du thưởng ngoạn. Bài ca là bức tranh sinh động với sự xuất hiện của loạt các địa danh thưởng ngoạn quen thuộc như “Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên tháp Bút” đây là những di tích, địa điểm du lịch thân quen, biểu tượng ở Hà Nội. Bút pháp nghệ thuật đã gợi tả nên vẻ đẹp thanh thuần vừa thơ mộng nhưng cũng rất thiêng liêng. Các địa danh được nêu lên không chỉ là sự tự hào về sự cổ kính của các địa điểm của thủ đô, trái tim của cả nước mà hơn hết, đó còn là lời nhắc gửi đến thế hệ sau cần phải biết trân trọng, giữ gìn và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó.

Nếu như bài thơ thứ nhất nói về địa danh của các tỉnh khu vực miền bắc, bài thơ thứ hai là địa danh của thủ đô Hà Nội, thì bài thứ ba ta lại được du ngoạn đến một tỉnh của miền Trung, vô cùng nhẹ nhàng, thân thương đó chính là xứ Huế mộng mơ. Cảnh đẹp xứ Huế được khắc họa qua những sắc của một bức tranh khiến chúng ta liên tưởng như “tranh họa đồ”. “Ai vô xứ Huế” như một lời mời thân thiện mà vô cùng nhẹ nhàng đến tất cả mọi người hãy đến huế được đắm chìm và cảm nhận tất thảy những vẻ đẹp không chỉ là thiên nhiên mà cả con người nơi đây.

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô…

Hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi chính là hình ảnh quen thuộc không thể thiếu khi nhắc đến trong bức tranh làng quê, hay trong các câu ca dao tục ngữ của nhân dân ta.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Ở bài thứ tư, đã gợi cho người đọc một bứa tranh làng quê với cánh đồng lúa bát ngát, xanh tươi, mở rộng không gian cho người đọc, nó không làm cho người đọc bị choáng ngợp, mà ngược lại nó làm toát lên cái tinh túy của đất trời.

Bút pháp nghệ thuật trong các bài ca dao, dân ca thường sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, đối xứng, đảo ngữ,… các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ… làm tăng tính hàm xúc, gợi hình, gợi ý, tăng lên giá trị cả về mặt nội dung cũng như về nghệ thuật.

Những câu hát về tình yêu, đất nước, con người mang ý nghĩa gợi nhiều hơn tả. Với nội dung chính, xuyên suốt khắp bài chính là bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tình yêu chân chất tinh tế và lòng tự hào đối với con người, đối với quê hương, đất nước

a) Tham khảo :

Đây là câu hỏi và lời đáp (đố – giải đố) về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ hội, đình đám, vui Tết, vui xuân… hay lúc nông nhàn. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử, các nhân vật nổi tiếng hoặc phong tục xã hội… Điều thú vị là người hỏi biết chọn ra những đặc điểm tiêu biểu của từng địa danh để đánh đố: – Ở đâu năm cửa nàng ơi ?
Sông nào sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây? Người đáp trả lời rất đúng: – Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong.
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. Hỏi – đáp là hình thức thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Qua lời hỏi và lời đáp, ta thấy chàng trai và cô gái đều có hiểu biết sâu rộng, thái độ lịch lãm và tế nhị. Thử thách đầu tiên này là cơ sở để tiến xa hờn trong sự kết giao về mặt tình cảm.

b)

* Biện pháp tu từ :

- So sánh : Thân em với chẽn lúa đòng đòng

- Từ láy : đòng đòng, phất phơ, mênh mông

- Từ ngữ địa phương : tê , ni

- Đảo ngữ : mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông

- Đối xứng : đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng >< đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng

=> Tác dụng : Sự trẻ trung và đầy sức sống giữa cánh đồng và cô gái.


Các câu hỏi tương tự
Võ Nhật Uyển Nhi
Xem chi tiết
Mỹ Tâm Lê Thị
Xem chi tiết
Mỹ Tâm Lê Thị
Xem chi tiết
Châu Anh
Xem chi tiết
nguyễn bảo hiếu
Xem chi tiết
BLACKPINK - Rose
Xem chi tiết
Hinamori Amu
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Hào Lê
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết