a, Từ láy: liên miên; Trạng ngữ: mấy ngày
b, Từ láy: to to; Trạng ngữ: bên đó
c, Trạng ngữ: mươi ngày trước trong đêm
a, Từ láy: liên miên;
Trạng ngữ: mấy ngày
b, Từ láy: to to;
Trạng ngữ: bên đó
c, Trạng ngữ: mươi ngày trước trong đêm
a, Từ láy: liên miên; Trạng ngữ: mấy ngày
b, Từ láy: to to; Trạng ngữ: bên đó
c, Trạng ngữ: mươi ngày trước trong đêm
a, Từ láy: liên miên;
Trạng ngữ: mấy ngày
b, Từ láy: to to;
Trạng ngữ: bên đó
c, Trạng ngữ: mươi ngày trước trong đêm
Đọc hai truyện sau:
(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.
(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”
a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?
b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?
c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?
3. Các phần của bố cục
a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.
b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?
c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Trạng ngữ tách thành câu riêng trong các trường hợp sau có tác dụng gì?
a, Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đề làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
b, Đêm đã về khuya. Xa xa bờ Thiên Mụ hiện ra mở ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.
* Bài tập 2:
Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?
a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.
* Bài tập 3:
a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.
a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được
b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:
+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.
+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.
+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh
+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
*vũ đức hưng*
Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.
Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức.
Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em.
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…
Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.
Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng.Tiếng gió khuya vu vu.Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn….
Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ được gặp nhau có một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thương, đang ngước mặt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì, mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc(a), thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
mà nói với sông:
– Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!
Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.
(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)
a) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.
b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.
Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ đứng ở giữa câu? A. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời này, xay nắm thóc B. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ khong ngủ được C. Trước mặt cô giáo, cô đã thiếu lễ độ với mẹ D. Đằng đông, trời hửng dần
chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:
a)Ngày ngày mặt trời đi qua Chi Lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
b)tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ
tổ quốc tôi.Chưa đẹp thế bao giờ!
xanh núi,xanh sông,xanh đồng,xanh biển
xanh trời,xanh của những giấc mơ...
mặt trời xuống biển như hòn lửa
sóng đã cài then đêm sập cửa
đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
câu hát căng buồm cùng gió khơi
c)nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
mẹ âu cơ hẳn ko thể yên lòng
sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
trong hồn người có ngọn sóng nào ko
Câu 1. Tìm và nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau:
a. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ đựơc. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ như uống 1 li sữa, ăn 1 cái kẹo... Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.
(Lí Lan)
b. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa còn non không?
(Thạch Lam)
c. Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
d. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
(Thạch Lam)
Câu 2. Những trạng ngữ được tách thành câu dưới đây có tác dụng gì?
a. Đêm. Trên bầu trời, những vì sao lặng lẽ nhấp nháy.
b. Bố tôi đã hi sinh. Năm 1972.
Phần II.
Tục ngữ Việt Nam có câu:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu tục ngữ.
Câu 2. Viết một đoạn văn (khoảng 6- 8 câu) phân tích câu tục ngữ trên.
Câu 3. Tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự câu tục ngữ trên.
mình đang cần gấp 2 câu này
Câu1:hãy tìm trạng ngữ và chú thich rõ ràng đó là trạng ngữ gì???? trong đoạn văn sau
Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập.
Mưa ập đến nhanh như thế mà cũng rất mau tạnh. Mưa nhỏ dần, thưa thớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời thoáng đãng, trong lành. Cầu vồng bảy sắc hiện ra lung linh. Cây cối trở nên xanh tươi hơn nhờ được tắm nước mưa thỏa thuê.
Cơn mưa đúng lúc đã đem lại sự sảng khoái, dễ chịu, xua tan đi cái sự mệt mỏi hàng ngày vì oi bức. Đối với mọi người, cơn mưa thật đáng yêu, cần thiết và có ích.Mưa ập đến nhanh như thế mà cũng rất mau tạnh. Mưa nhỏ dần, thưa thớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời thoáng đãng, trong lành. Cầu vồng bảy sắc hiện ra lung linh. Cây cối trở nên xanh tươi hơn nhờ được tắm nước mưa thỏa thuê.
Câu 2 :Viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu ) trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng viết chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong trường hợp ấy ????
: Dựa vào đoạn ngữ liệu trên: a. Tìm hai từ láy trong đoạn trích trên và phân loại từ láy đó? b. Tìm một từ ghép và đặt câu với từ ghép đó ?
Học sinh đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. ... Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. - Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chứ? Anh hứa đi. - Anh xin hứa. Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút. (Ngữ Văn 7 – tập 1)