Cây sầu riêng có nguồn gốc tại các vùng Đông Nam Á, tên khoa học là Duriozibethinus Murray, thuộc họ Bombacaceae, chi Durio, được phát hiện mọc dại tại các rừng Sumatra và Kalimantan tại Malayxia. Với xuất xứ từ vùng nhiệt đới ẩm nên cây sầu riêng được nhân giống và trồng ra nhiều vùng như Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia và cả Việt Nam.
Cây sầu riêng được ví như “vua của các loại trái cây” tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng muốn nếm thử sầu riêng ngay trong lần đầu tiếp xúc. Tuy nhiên nếu đã có thể ăn được sầu riêng thì loại quả này có thể khiến người biết tới mùi hương của nó mê mẩn.
Ở nước ta, cây sầu riêng được trồng từ rất sớm, khoảng hơn 100 năm trước đây với giống có nguồn gốc từ Indonexia do cha cố Gernet đưa về trồng. Vùng trồng đầu tiên của cây Sầu riêng là tại Tân Quy (Biên Hòa) sau đó bắt đầu lan rộng ra những vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Trái sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đường, chất đạm, chất béo và cả chất xơ nên rất được yêu thích. Với tỷ lệ 100 gram thịt quả thì sầu riêng có thể cho giá trị dinh dưỡng như sau: Vitamin A (20- 30 IU), Axit ascobic (23,9- 25,0 mg), Canxi (7.6-9,0 mg), Phốt pho (37,8- 44,0 mg), Laki (436 mg), Thiamin (0,20 mg), Riboflavin (0,20 mg), Nacin (83- 0,70 mg), Sắt (0,73- 1,0 mg), Đường (12 g), Protein (2,5 – 2,8 g), Chất béo ( 5,33 g), Chất xơ (3,8 g), Carbonhydrate toàn phần (30,4- 34,1 g) và năng lượng là 144 Kcal.
Sầu riêng có hương vị thơm ngon nên rất được ưa thích và sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc dùng làm hương liệu trong các loại bánh, kẹo. Sầu riêng có thể kết hợp với rất nhiều trong các loại chè, kem, bánh và có thể dùng để chế biến các món ăn. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao thì ăn sầu riêng rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng 150g sầu riêng để tránh bị nóng trong người, xuất hiện mụn nhọt trên cơ thể. Ngoài quả sầu riêng thì các bộ phận khác trên cây sầu riêng cũng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Đối với những người bị sốt và vàng da có thể sử dụng lá và rễ của cây sầu riêng để điều trị. Bạn chỉ cần lấy 10 – 20g lá và rễ sầu riêng thái nhỏ rồi phơi khô, đun với 200ml nước và chia ra uống hàng ngày sẽ chữa trị được bệnh vàng da.
Nước sắc từ lá và quả của cây sầu riêng có thể làm giảm sưng và loại bỏ các chứng bệnh về da. Hạt sầu riêng cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có thể sử dụng làm thức ăn, thuốc bổ hay dùng làm các chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo, mứt.
Với hàm lượng amini axit trytophan cao thì ăn sầu riêng còn có thể làm tăng hàm lượng serotonin trong não giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, đẩy lùi trạng thái lo âu, chán nản.
Sầu riêng có thể phục hồi sức khỏe cho người ốm, có ích cho cơ bắp và duy trì sự chắc khỏe cho xương nhờ thành phần có chứa canxi. Sầu riêng có thể giảm đau nửa đầu, táo bón, giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường sức khỏe cho răng và nướu.
Hiện nay sầu riêng đang trở thành một loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao và được nhiều bà con chọn lựa để thay đổi cơ cấu cây trồng. Tùy theo từng loại giống khác nhau quả sầu riêng có giá trị dao động từ 15 – 55.000 đồng/kg quả. Với khả năng thích ứng rộng và không đòi hỏi đầu tư quá nhiều, 1 hecta sầu riêng có thể cho lãi từ 150- 200 triệu đồng và là loại cây kinh tế bền vững cho nhiều hộ dân.
(Tham khảo dàn ý):
Mở bài
+ Ở nước ta quanh năm cây trái tốt tươi. Mùa nào cũng có quả thơm, trái ngọt. Vùng nào cũng có đặc sản riêng.
+ Sầu riêng là một trong những loại cây trái quý hiếm của miền Nam. – Cây sầu riêng có nguồn gốc từ đâu? Cây sầu riêng có những đặc điểm gì? Thân, cành, lá, hoa, trái sầu riêng ra sao? Tác dụng của sầu riêng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu để biết được điều đó.
Thân bài
Nguồn gốc
+ Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được thế giới phương Tây biết đến khoảng 600 năm trước.
+ Sầu riêng có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng tập trung nhiều ở các nước Đông Nam Á.
+ Trái sầu riêng ở các nước lại có tôn gọi khác nhau. Ví dụ: Việt Nam gọi là sầu riêng, Khơ-me gọi là turen,…
Đặc điểm của sầu riêng
+ Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét.
+ Thân cây khẳng khiu cao vút, cành ngang thẳng đuột. Nó thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.
+ Lá sầu riêng luôn xanh, đối xứng hình êlip hoặc thuôn dài khoảng 10 – 18 cm.
+ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Iloa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi hoa có đài hoa và thường có 5 cánh hoa.
+ Trái sầu riêng có hình dạng bầu dục hoặc hơi tròn. Trái sầu riêng chín sau 3 tháng tính từ ngày hoa kết trái. Trái lớn có khi nặng tới 6 hoặc 7 kg. Trái sầu riêng mọc cả trôn thân cây, trên cành cây. Khi còn nhỏ, trái có màu xanh. Khi già, trái chuyển dần sang màu nâu. Bên ngoài là lớp vỏ cứng có gai nhọn.
+ Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rụng xuống vào một thời điểm nhất định trong ngày. Trái rụng nhiều vào giữa trưa (12 giờ đến 13 giờ) và rụng nhiều nhất vào giữa đêm (0 giờ đến 1 giờ sáng).
+ Trái sầu riêng có nhiều múi, mỗi múi có từ 1 đến 3 hạt. Phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hương vị của sầu riêng hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín, quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rủ đến kì lạ” (Mai Văn Tạo). Tuy vậy, một số người không thích mùi của trái sầu riêng.
Tác dụng của sầu riêng
+ Phòng tránh và giảm bớt chứng táo bón.
+ Sầu riêng giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
+ Giúp cho làn da “khỏe”, mịn màng.
+ Duy trì sự chắc khỏe của xương.
+ Điều chỉnh lượng dường huyết.
+ Làm giảm bệnh đau nửa đầu.
+ Bảo vệ sự khỏe mạnh cho răng và lợi.
Kết bài
– Sầu riêng là loại trái quý hiếm.
+ Nó có tác dụng thiết thực cho sức khỏe của con người.
+ Nó còn là nguồn thu nhập đáng kể cho những gia đình trồng sầu riêng.
+ Chúng ta cần trồng nó với diện tích lớn hơn hiện nay và thực hiện nghiêm ngặt những quy định về phân bón, về cách bảo quản để sầu riêng trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Cây sầu riêng có nguồn gốc tại các vùng Đông Nam Á, tên khoa học là Duriozibethinus Murray, thuộc họ Bombacaceae, chi Durio, được phát hiện mọc dại tại các rừng Sumatra và Kalimantan tại Malayxia. Với xuất xứ từ vùng nhiệt đới ẩm nên cây sầu riêng được nhân giống và trồng ra nhiều vùng như Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia và cả Việt Nam.
Cây sầu riêng được ví như “vua của các loại trái cây” tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng muốn nếm thử sầu riêng ngay trong lần đầu tiếp xúc. Tuy nhiên nếu đã có thể ăn được sầu riêng thì loại quả này có thể khiến người biết tới mùi hương của nó mê mẩn.
Ở nước ta, cây sầu riêng được trồng từ rất sớm, khoảng hơn 100 năm trước đây với giống có nguồn gốc từ Indonexia do cha cố Gernet đưa về trồng. Vùng trồng đầu tiên của cây Sầu riêng là tại Tân Quy (Biên Hòa) sau đó bắt đầu lan rộng ra những vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Trái sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đường, chất đạm, chất béo và cả chất xơ nên rất được yêu thích. Với tỷ lệ 100 gram thịt quả thì sầu riêng có thể cho giá trị dinh dưỡng như sau: Vitamin A (20- 30 IU), Axit ascobic (23,9- 25,0 mg), Canxi (7.6-9,0 mg), Phốt pho (37,8- 44,0 mg), Laki (436 mg), Thiamin (0,20 mg), Riboflavin (0,20 mg), Nacin (83- 0,70 mg), Sắt (0,73- 1,0 mg), Đường (12 g), Protein (2,5 – 2,8 g), Chất béo ( 5,33 g), Chất xơ (3,8 g), Carbonhydrate toàn phần (30,4- 34,1 g) và năng lượng là 144 Kcal.
Sầu riêng có hương vị thơm ngon nên rất được ưa thích và sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc dùng làm hương liệu trong các loại bánh, kẹo. Sầu riêng có thể kết hợp với rất nhiều trong các loại chè, kem, bánh và có thể dùng để chế biến các món ăn. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao thì ăn sầu riêng rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng 150g sầu riêng để tránh bị nóng trong người, xuất hiện mụn nhọt trên cơ thể. Ngoài quả sầu riêng thì các bộ phận khác trên cây sầu riêng cũng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Đối với những người bị sốt và vàng da có thể sử dụng lá và rễ của cây sầu riêng để điều trị. Bạn chỉ cần lấy 10 – 20g lá và rễ sầu riêng thái nhỏ rồi phơi khô, đun với 200ml nước và chia ra uống hàng ngày sẽ chữa trị được bệnh vàng da.
Nước sắc từ lá và quả của cây sầu riêng có thể làm giảm sưng và loại bỏ các chứng bệnh về da. Hạt sầu riêng cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có thể sử dụng làm thức ăn, thuốc bổ hay dùng làm các chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo, mứt.
Với hàm lượng amini axit trytophan cao thì ăn sầu riêng còn có thể làm tăng hàm lượng serotonin trong não giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, đẩy lùi trạng thái lo âu, chán nản.
Sầu riêng có thể phục hồi sức khỏe cho người ốm, có ích cho cơ bắp và duy trì sự chắc khỏe cho xương nhờ thành phần có chứa canxi. Sầu riêng có thể giảm đau nửa đầu, táo bón, giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường sức khỏe cho răng và nướu.
Hiện nay sầu riêng đang trở thành một loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao và được nhiều bà con chọn lựa để thay đổi cơ cấu cây trồng. Tùy theo từng loại giống khác nhau quả sầu riêng có giá trị dao động từ 15 – 55.000 đồng/kg quả. Với khả năng thích ứng rộng và không đòi hỏi đầu tư quá nhiều, 1 hecta sầu riêng có thể cho lãi từ 150- 200 triệu đồng và là loại cây kinh tế bền vững cho nhiều hộ dân.