- Lương tâm có hai trạng thái đó là: thanh thản và cắn rứt.
+Lương tâm thanh thản là khi người đó suy nghĩ và thực hiện hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội, hoặc biết nhận ra và dũng cảm sửa chữa lỗi lầm đã gây ra.
+ Cắn rứt lương tâm: chỉ trạng thái cảm xúc của con người khi làm điều gì đó có ảnh hưởng xấu hoặc làm hại người khác, trái với những quy chuẩn đạo đức xã hội.
Như vậy để cho lương tâm thanh thản chúng ta cần phải giữ cho lương tâm trong sáng.
- Một người bị coi là vô lương tâm khi không nhận thức được đâu là hành vi vi phạm các quy phạm đạo đức; khi có những lời nói, hành động làm tổn thương đến người khác; khi không có sự chia sẻ với những khó khăn, vất vả của người khác; Khi không có thái độ phê phán, lên án những hanhf vi vi phạm quy phạm đạo đức.
- Để rèn luyện và giữ gìn cho mình một lương tâm trong sáng cần:
+Thứ nhất, thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hằng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.
+Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một công dân tốt, người có ích cho xã hội.
+ Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, cao đẹp, nhân ái, vị tha… trong quan hệ giữa người với người.