Kết thúc của tác phẩm có một phần có hậu đó là VN được rửa oan nhưng tính bi kịch không giảm đi khi nàng mãi mãi không thể trở về dương gian được nữa. Trương Sinh mất vợ, bé Đản mất mẹ.
+ Theo em là không.
+ Vì Vũ Nương trở về chỉ được giải oan trong chốc lát rồi vĩnh viễn biến mất. Nàng tuy được giải oan nhưng chẳng thể quay về cuộc sống dương gian như trước mà phải xa chồng, xa con cái, cha mẹ ở thế giới khác.
Theo mình là không.
Cái chết của Vũ Nương chỉ là sự giải thoát cho cô ấy, tuy được minh oan, nhưng Vũ Nương vẫn phải sống xa cách chồng, khiến cho người chồng ngày đêm ôm hận, đứa con mồ côi mẹ, nên như vậy cái kết không được giảm phần bi kịch.
- Truyện kết thúc bằng hình ảnh Vũ Nương hiện về loang loáng trên mặt sông rồi biến mất
=> Qua đây,ta có thể thấy chi tiết kì ảo kết thúc chuyện không làm giảm tính bi kịch của tác phẩm
- Trước hết,cái kết đâu đó đã mang vẻ có hậu bởi lẽ:
+ Làm hoàn chỉnh hơn nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương
+ Nàng được minh oan và sống sung sướng dưới thủy cung thể hiện nên ước mơ bao đời của nhân dân ta :"Ở hiên gặp lành"
- Tuy nhiên chính cái kết mang một phần có hậu đó đã không thể làm giảm tính bi kịch mà còn khẳng định nên sự bi kịch vẫn đang hiện hữu ngay trong cái tưởng chừng như lung linh,huyền ảo nhất,vì:
+ Vũ Nương nay phải sống xa gia đình,không được hưởng hạnh phúc nàng vốn nên nhận ở nơi trần gian.(Lúc này,bé Đản mồ côi mẹ,Trương Sinh phải ân hận,day dứt cả cuộc đời)
+ Cái thú vui "nghi gia nghi thất" không còn nữa
+ Cuộc sống sung sướng chỉ là hư ảo xoa dịu tâm lí