Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ctuu

Thế nào là rút gọn câu?Thế nào là câu đặc biệt?Cho ví dụ minh họa

기민윤
2 tháng 2 2020 lúc 18:59

Câu rút gọn: loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.

Ví dụ:

Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.

Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Câu đặc biệt:kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

Ví dụ:Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
2 tháng 2 2020 lúc 20:40

Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

Ví dụ:

– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).

– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (“Mừng quá” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc vui mừng).

– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (“Thành phố Hồ Chí Minh” là câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm).

– Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó. (” Gió. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng).

Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.

Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.

Ví dụ:

– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.

Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.

Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Kieu Diem
2 tháng 2 2020 lúc 19:01

Câu rút gọn:

Khi nói hoặc viết, có thể lược bớt một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm mục đích như sau :

a) Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

Ví dụ :

– Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

Thành phần vị ngữ “đuổi theo nó” được lược bỏ ở câu sau.

– Bao giờ cậu đi Hà Nội ?

– Ngày mai.

Câu đầy đủ là “Ngày mai mình đi Hà Nội”. Như vậy, câu trả lời đã lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.

c) Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

Ví dụ :

– Học ăn, học nói, học gói, học mở. (1)

– Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. (2)

Câu đặc biệt:

Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Linh Lê
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Song Dương Đỗ
Xem chi tiết
Minh Trần Kim
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
phan thi linh
Xem chi tiết
phan thi linh
Xem chi tiết
Cao Thư
Xem chi tiết
Anh Tuấn Phạm
Xem chi tiết