Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Đạt

tam giác ABC cân tại a.trên tia đối của tia BC lấy D ,trên tia đối của tia CB lấy E sao cho BD=CE .

a,chứng minh tam giác ADE cân .

b,kẻ BH vuông góc với AB ,CK vuông góc với AE. chứng minh BH=CK,AH=AK.

c,O là giao của HB và KC ,tam giác OBC là tam giác gì ?vì sao ?

Trên con đường thành côn...
7 tháng 2 2020 lúc 20:31

a) Ta có:

△ABC cân tại A⇒\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\Rightarrow180^0-\widehat{ABC}=180^0-\widehat{ACB}\Rightarrow\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)

Xét △ABD và △ACE có:

AB=AC (gt)

\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\left(cmt\right)\)

BD=CE (gt)

⇒△ABD = △ACE (cgc)

⇒AD=AE (2 cạnh tương ứng)

⇒△ADE cân tại A

b)Đề sửa lại là BH ⊥ AD nhé bạn...

△ADE cân tại A (câu a)

\(\widehat{ADE}=\widehat{AED}\) hay \(\widehat{HDB}=\widehat{KEC}\)

Xét △ HDB vuông tại H và △KEC vuông tại K có:

DB=EC (gt)

\(\widehat{HDB}=\widehat{KEC}\)

⇒△ HDB =△KEC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒HB=KC; HD=KE (2 cạnh tương ứng)

Ta có:

AD=AE; HD=KE ⇒AD-HD=AE-KE⇒AH=AK

c)Ta có:△ HDB =△KEC (câu b) ⇒\(\widehat{HBD}=\widehat{KCE}\)

mà ∠HBD=∠CBO( đối đỉnh); ∠KCE=∠BCO( đối đỉnh)

⇒∠CBO=∠BCO⇒△OBC cân tại O

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
7 tháng 2 2020 lúc 22:15

Đây là cách khác của câu b nhé.

b) Theo câu a) ta có \(\Delta ABD=\Delta ACE.\)

=> \(\left\{{}\begin{matrix}BH=CK\\AH=AK\end{matrix}\right.\) (các cạnh tương ứng).

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
Cẩm Đặng
Xem chi tiết
Thuỷ tina
Xem chi tiết
Anni
Xem chi tiết
Đặng Quốc Đạt
Xem chi tiết
Lừađảo TV
Xem chi tiết
Hoi Nguyen
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phạm Duy Sinh
Xem chi tiết