Đánh giá sau đây về “Tuyên ngôn độc lập” đúng hay sai? “Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình".
A. Đúng
B. Sai
Mục đích và đối tượng của văn bản Tuyên ngôn độc lập (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn)? Phân tích nội dung và hình thức của tác phẩm để làm rõ Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn.
Kéo thả các tác phẩm dưới đây vào ô thích hợp:
A. Văn chính luận
B. Truyện, kí
C. Thơ ca
1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
2. Chùm thơ Việt Bắc
3. Bản án chế độ thực dân Pháp
4. Tuyên ngôn độc lập
5. Nhật ký chìm tàu
6. Nhật ký trong tù
7. Lời than vãn của bà Trưng Trắc
8. Vi hành
Đáp án nào không đúng về hoàn cảnh trong nước khi tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời?
A. 26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội
B. 28/8/1945: Bác soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội
C. 30/8/1945: Bác soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội
D. 2/9/1945: Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận để phát biểu ý kiến của mình về vấn đề trên?
Yêu cầu lập luận:
a. Tìm hiểu đề: Hai đề bài trên yêu cầu phải viết kiểu bài nghị luận nào? Những thao tác lập luận nào cần sử dụng trong bài viết? Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
b. Lập dàn ý cho bài viết
c. Tập viết phần mở bài cho từng bài viết
d. Chọn một ý trong dàn ý để viết thành một đoạn văn
Dòng nào dưới đây không thể hiện đúng giá trị nghệ thuật của “Tuyên ngôn độc lập”?
A. Là một áng văn chính luận mẫu mực
B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép
C. Ngôn ngữ hùng hồn, dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể
D. Sử dụng chất liệu văn học dân gian
ĐỀ :So sánh sự tài hoa của 2 nhà văn Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường trong việc sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa dộc đáo sáng tạo qua 2 tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà và Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng ( 500 chữ) Ai giúp với ạ
Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Mấy ý nghĩ về thơ" ?
A. Văn phong gần gũi, thân tình, chia sẻ tâm huyết, quan niệm và tình cảm chân thành với những người đồng nghiệp về thơ ca.
B. Nghệ thuật lập luận hấp dẫn: hệ thống lập luận chặt chẽ tiến bộ, trải nghiệm sâu sắc, tư duy sắc bén, hình ảnh sống động, từ ngữ sắc sảo, dẫn chứng giàu sức lay động.
C. Kết hợp nhuần nhuyễn chính luận và trữ tình, nhiều câu nhiều đoạn mềm mại, giàu chất thơ.
D. Văn phong bóng bảy, giàu tính triết lý, nghệ thuật lập luận chặt chẽ, logic. Nhiều câu, nhiều đoạn giàu chất thơ.