Phiên chợ là một nét văn hóa truyền thống tại làng em, nơi mà hàng ngày, người dân đều hòa mình vào sự sôi động và đổi mới của cuộc sống. Mỗi buổi sáng, từ khắp những con hẻm nhỏ, những ngõ ngách, những con đường lớn nhỏ, những dãy nhà sàn cổ kính, hàng trăm người dân từ khắp nơi trở về với những rổ hàng, thú nuôi và nhiều sản phẩm nông sản đa dạng.
Màu sắc tươi tắn của rau củ, trái cây xen lẫn với hương thơm của gia vị và mùi hương đặc trưng của các món ăn đường phố lan tỏa khắp không gian. Những tiếng cười, tiếng giao thương và bản nhạc dân gian nhẹ nhàng làm cho không khí trở nên sôi động và ấm áp.
Các gian hàng nhỏ xinh được bày bán đủ loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, đồ điện tử cho đến các loại thực phẩm tươi sống. Người bán hang háo, tận tâm giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng, tạo nên sự giao lưu hòa mình vào cuộc sống hàng ngày.
Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, phiên chợ còn là nơi mà người dân gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ với nhau những câu chuyện cuộc sống. Đây thực sự là nơi tập trung của văn hóa và đời sống cộng đồng, nơi mà mọi người tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ và gắn kết với nhau.
Phiên chợ ở làng em không chỉ là nơi để mua sắm hàng hóa mà còn là biểu tượng của sự gắn kết và lòng hiếu khách của người dân. Đó chính là nơi mà tôi luôn tự hào và yêu quý, nơi mà tôi có thể tìm thấy những giá trị văn hóa đích thực của làng quê.
\(Zzz\)🎀
Nếu ai sinh ra và lớn lên ở một vùng quê truyền thống, chắc hẳn không thể không biết đến những phiên chợ quê. Đối với em, hình ảnh phiên chợ quê luôn là hình ảnh thật đẹp in dấu trong tuổi thơ mình.
Chỉ những ngày lẻ thứ 3, thứ 5 hay thứ 7 mới có chợ phiên. Mỗi lần chợ phiên, cảnh họp chợ lại rộn ràng vui tươi hơn bao giờ hết. Ngay từ sáng sớm, từ khi mặt trời còn chưa ló rạng sau dãy núi cao, các bà, các chị, các mẹ đã vác thúng, vác hàng ra chợ. Ai cũng hối hả để có thể tìm được một vị trí thuận lợi cho việc buôn bán. Mặt trời lên cũng là lúc mọi mặt hàng đã được bày ra một cách đầy đủ nhất. Trong làn sương vẫn còn lảng vảng của vùng cao này, thấp thoáng bóng người ra chợ. Hai bên đường đến chợ, cây cối cũng dần cựa mình thức giấc. Những bông hoa cúc dại ven đường bắt đầu rũ những cánh hoa ướt sũng sau một đêm dài để đón làn nắng ấm áp của mặt trời. Núi đá còn ẩm hơi nước cũng óng ánh giữa sắc vàng của nắng.
Trong chợ, cảnh buôn bán ngày một tấp nập, kẻ bán người mua rộn ràng sôi nổi. Phía đầu chợ bên này là những sạp hàng bán bún, bán bánh phở khô cho những người qua đường tiện mua về làm bữa sáng gia đình. Đi vào sâu một chút là những quầy thịt. Các loại thịt sống từ thịt gà, thịt lợn, thịt trâu,... còn đỏ hồng được bày rất vệ sinh trên các khay hàng. Chốc chốc người bán hàng lại dùng vợt đuổi những con ruồi vo ve xung quanh. Gần đó là những hàng rau, ngô, khoai, sắn,... xanh mướt và tươi ngon. Các loại rau đặc trưng của mùa không ngừng được bày ra. Người hàng rau tay cầm bình xịt nước xịt liên tục để rau không bị héo dưới ánh nắng mặt trời. Đi quanh khu chợ, không thứ gì là không có. Từ những hàng chè, hàng phở ăn vặt, đến những sạp hàng quần áo, những hàng bán những đồ tạp hóa xinh xinh như cái kẹp tóc hay cái vòng tay. Mấy đứa bé gái đứng gần đó, mân mê ngắm nhìn mà không dám đòi mẹ mua.
Cảnh chợ phiên diễn ra sung túc và đầm ấm. Đó còn là dấu hiệu của cuộc sống no đầy, hạnh phúc. Nhìn những hàng quán đông đúc người mua, bày biện đủ thứ trên đời, lòng em thấy ấm âp lạ thường. Mong cho hôm nay và mãi mãi về sau, nơi đây vẫn giữ được vẻ ấm no, trù phú này.