Sông ngòi châu á có đặc điểm gì?
- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Cảnh quan tự nhiên phân hóa ntn?
- Cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng: Có đầy đủ các loại cảnh quan trên Trái Đất và phân hóa rất phức tạp và đa dạng:
+Phân hóa theo chiều từ Bắc xuống Nam: Từ cảnh quan Đài nguyên ( vùng cực) đến cảnh quan rừng lá kim, rừng lá rộng, thảo nguyên (Vùng ôn đới) đến cảnh quan rừng cận nhiệt đới, cảnh quan xa van và cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm thường xanh ( Vùng nhiệt đới, xích đạo)
+Phân hóa theo chiều Tây - Đông:Từ các cảnh quan khô hạn như: rừng cận nhiệt đới khô, rừng và cây bụi gai (Địa trung Hải), cảnh quan thảo nguyên, xa van, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc (Phía tây) đến các cảnh quan rừng (phía Đông)
+Phân hóa theo độ cao: Ở các vùng núi cao như Hi ma lay a, dưới chân núi là rừng rậm nhiệt đới, lên cao, cảnh quan thay đổi dần đến các cảnh quan rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng có và trên đỉnh núi là băng tuyết vĩnh cửu
-Giải thích nguyên nhân: Do lãnh thổ châu Á có kích thước rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo nên có đủ các đới khí hâu trên trái đất. Lãnh thổ mở rộng theo chiều Tây - Đông ( Nơi rộng nhất từ tây sang đông hơn 9200 Km lại có địa hình chia cắt rất phức tạp, nhiều núi và sơn nguyên cao nên khí hậu và các đới cảnh quan phân hóa rất đa dạng .
Thiên nhiên ở đây có những thuận lợi và khó khăn gì?
Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á:
- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...
Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.