Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ

Lê Hiếu Huynh

So sánh văn hóa đông nam bộ và tây nam bộ

ĐỖ CHÍ DŨNG
12 tháng 9 2020 lúc 19:55

Đông Nam Bộ là phần phía Đông của Nam Bộ Việt Nam, tiếp giáp Campuchia và Biển Đông.

Vùng này gồm 6 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Du lịch Đông Nam Bộ là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc đô thị và công trình văn hóa.

Những địa danh nổi tiếng nhất của du lịch Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay núi Bà Đen (Tây Ninh).

Tây Nam bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó, chủ yếu vẫn là bốn dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Kinh chiếm 92,4% (với trên 17.000 người), các dân tộc khác chiếm 7,6% dân số toàn vùng. Các di dân đến vùng đất Tây Nam bộ vào những thời điểm, thuộc nhiều thành phần, xuất thân khác nhau. Chính vì vậy, Tây Nam bộ là vùng đa văn hóa, là nơi hội tụ của nhiều dân tộc.

Tây Nam bộ là vùng đồng bằng với hệ thống sông ngòi, kênh, rạch dày đặc, Tây Nam bộ có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và du lịch. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước. Bên cạnh đó, vùng còn đóng góp 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước. Về văn hóa, với những đặc trưng về thời gian, không gian và chủ thể văn hóa, trong sự so sánh với các vùng văn hóa khác, Tây Nam bộ có đầy đủ các yếu tố của một vùng văn hóa. Đây là một vùng văn hóa vừa riêng biệt vừa thống nhất trong đa dạng so với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Nguyễn Tường An
Xem chi tiết
Hải Yến Lê
Xem chi tiết
Quỳnh Lê
Xem chi tiết
Lê Lan ANh
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Ngọc Hân
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tâm Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Linh
Xem chi tiết