2k8m

Quyền sở tài sản là gì?  Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện như thế nào? 

thằng nào giúp tao !

ERROR?
15 tháng 6 2022 lúc 18:20

tham khảo :

Th nhất: Trong khoa học pháp lý

Quyền sở hữu được hiểu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật về sở hữu nhằm điều chỉnh các quan hệ sở hữu trong đời sống xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu là cơ sở để xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Thứ hai: Trên phương diện là một chế định của pháp luật dân sự

Một bộ phận thuộc thượng tầng kiến trúc, quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và có Nhà nước. Pháp luật về sở hữu chính là sản phẩm của xã hội có giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích trước hết là của giai cấp thống trị, giai cấp nắm quyền lãnh đạo trong xã hội. Pháp luật về sở hữu dù được ghi nhận và quy định dưới bất kỳ góc độ nào cũng luôn mang tính giai cấp và phản ánh những phương thức chiếm giữ của cải vật chất trong xã hội. Vì vậy, pháp luật về sở hữu bao giờ cũng nhằm mục đích:

– Xác nhận và bảo vệ bằng pháp luật việc chiếm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của giai cấp thống trị.

– Bảo vệ những quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

Tạo Điều kiện pháp lý cần thiết bảo đảm cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều nhất những tư liệu sản xuất đang chiếm hữu để phục vụ cho sự thống trị; đồng thời xác định mức độ xử sự và các ranh giới hạn chế cho các chủ sở hữu trong phạm vi các quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

Với cách hiểu này, khái niệm quyền sở hữu có thể hiểu theo hai nghĩa sau:

– Theo nghĩa khách quan (còn được gọi là nghĩa rộng), quyền sở hữu là luật pháp về sở hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định. Do đó, quyền sở hữu là tổng hợp một hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những của cải vật chất trong đời sống xã hội.

– Theo nghĩa chủ quan (còn được gọi là nghĩa hẹp), quyền sở hữu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định.Với cách hiểu này thì quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, được quy định trong các quy phạm pháp luật về sở hữu cụ thể.

Thứ ba: Trên phương diện khoa học luật dân sựquyền sở hữu

Được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự – quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Bởi, bản thân nó chính là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ xã hội (các quan hệ sở hữu). Theo cách hiểu này, quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự: chủ thể, khách thể và nội dung như một quan hệ pháp luật dân sự bất kỳ.

Từ những phân tích ở trên ta thấy, khái niệm “quyền sở hữu” sử dụng trong luật dân sự được hiểu theo ba phương diện khác nhau: khoa học pháp lý, chế định luật dân sự và khoa học luật dân sự. Chỉ khi nào hiểu “quyền sở hữu” trên cả ba tư cách này thì mới có thể hiểu hết nghĩa của khái niệm “quyền sở hữu”.

Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu như sau: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Bình luận (1)
Tiểu Linh Linh
15 tháng 6 2022 lúc 20:21

TK

1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. - Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.

2. Nghĩa vụ của CD : Tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Khi vay, nợ phải có trách nhiệm trả đầy đủ, đúng hẹn. Khi mượn, giữ phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ. Có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản.

Bình luận (0)
Vũ Quang Huy
15 tháng 6 2022 lúc 21:24

tham khảo

1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. - Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.

2. Nghĩa vụ của CD : Tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Khi vay, nợ phải có trách nhiệm trả đầy đủ, đúng hẹn. Khi mượn, giữ phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ. Có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
Cute!!! Bé Đức
Xem chi tiết
Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
Khánh Huyền Hoàng Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Hạnh Quyên
Xem chi tiết
ㅤ ㅤ ㅤ ㅤ
Xem chi tiết
KilzDilzDuyz
Xem chi tiết
Trần Đại Vũ
Xem chi tiết
Cao Hoang Lan Anh
Xem chi tiết
01- Nguyễn Khánh An
Xem chi tiết