II-Tự luận
Nêu cảm nghĩ của em về nội dung 2 khổ thơ sau:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Trích: Quê hương – Tế Hanh)
Bài tập 1: Mở đầu bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông…
1. Chép thuộc lòng 6 câu thơ tiếp theo.
2. Bài thơ Quê hương được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sa sánh trong hai câu thơ sau:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
4. Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn và trạng ngữ. (Gạch chân và chỉ rõ).
Phần tập làm văn
Kết thúc bài “Quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Tình yêu quê hương trong xa cách, với Tế Hanh, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ ngày nay
Hai câu thơ sau của Tế Hanh thuộc kiểu câu nào?
“ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
A. Câu trần thuật
B. Câu cảm thán
C. Câu nghi vấn
D. Câu cầu khiến
Nhà thơ Huy Cận trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá viết:
"Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào"
1.Hai câu thơ trên gợi em nhớ đến khổ thơ nào trong bài “Quê hương”. Hãy chép lại khổ thơ đó.
2.Vì sao câu thơ thứ ba của khổ thơ lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
3.Trong đoạn thơ này, hình ảnh những người dân chài hiện lên qua chi tiết nào. Chi tiết nào là chi tiết thực, chi tiết nào là chi tiết lãng mạn. Qua những chi tiết đó, em cảm nhận được vẻ đẹp nào từ những người ngư dân này.
4. Nêu điểm giống và khác nhau trong hình ảnh con thuyền ở khổ 2 và khổ thơ này của bài thơ Quê hương.
Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của dân chài lưới?
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân chài tấp nập đón ghe về.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
cần gấp ạ mai thi rồi, cảm ơn!
Đánh giá về khổ thơ trên, có bạn học sinh viết như sau:
“ Tác giả Tế Hanh đã hồi tưởng lại cảnh dân làng đón thuyền cá trở về thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ Quê hương.”
a. Chuyển câu văn trên thành câu bị động mà ý nghĩa của câu không thay đổi.
b. Lấy câu văn em vừa chuyển làm câu chủ đề, hãy viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) để phân tích khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và từ láy (gạch dưới câu cảm thán và từ láy đó).
Hãy nêu cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn "đoàn thuyền ra khơi đánh cá" trong bài thơ QUÊ HƯƠNG của Tế Hanh
Cho câu chủ đề sau : Khổ thơ đầu của bài thơ "Quê hương của Tế Hanh đã cho ta thấy vẻ đẹp của đoàn thuyền ra khơi đánh cá" . Hãy triển khai câu chủ đề trên thành một đoạn văn diễn dịch