Khi nói về các mối quan hệ trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
I. ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ trong đó một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác.
II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn thường không chung sống hòa bình trong một sinh cảnh.
III. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li ổ sinh thái của mình.
IV. Mối quan hệ vật chủ - sinh vật kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt.
V. Trong thiên nhiên, các mối quan hệ giữa các loài, nhất là những mối quan hệ cạnh tranh đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng của các loài, thiết lập nên trạng thái cân băng sinh học
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ng ựa vằn làm thức ăn. Số nhận định đúng về mối quan hệ giữa các loài:
(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi
(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm (hãm sinh).
(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh.
(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ.
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài đươc tóm tắt ở hình bên. Khi xác định các mối quan hệ (1), (2), (3), (4), (5), (6) giữa từng cặp loài sinh vật, có 6 kết luận dưới đây.
(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi
(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm ( hãm sinh).
(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh.
(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ.
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Những nhận xét nào sau đây đúng về quan hệ giữa các loài trong quần xã?
(1) Địa y là một ví dụ điển hình của quan hệ cộng sinh.
(2) Quan hệ giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì là quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa cây phong lan và cây gỗ là quan hệ kí sinh.
(4) Quan hệ giữa thỏ và thú có túi ở châu Đại dương là quan hệ cạnh tranh.
(5) Hiện tượng thủy triều đỏ là 1 ví dụ điển hình của quan hệ cộng sinh.
A. (1) và (2)
B. (3) và (4)
C. (1) và (4)
D. (3) và (5)
Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh
A. Chim sáo và trâu rừng.
B. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
C. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.
D. Trùng roi và mối.
Ở mối quan hệ này nấm Penixilin không được lợi còn các loài vi sinh vật khác bị hại, chất kháng sinh nấm tiết ra vô tình đã gây hại cho VSV khác. Đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ:
A. Ký sinh và ức chế cảm nhiễm.
B. Cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi.
C. Hợp tác và hội sinh.
D. Ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây:
I. Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt
II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và sống trong cùng một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài
III. Ở mối quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ
IV. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa
Có bao nhiêu kết luận đúng
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Cho các thông tin sau:
1. Virut gây bệnh sốt rét ở người | A. Kí sinh |
2. Cây nắp ấm ăn sâu bọ | B. Cộng sinh |
3. Chim sáo và trâu rừng | C. Hợp tác |
4. Cá ép sống bám trên cá lớn | D. Thực vật ăn động vật |
5. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ | E. Hội sinh |
6. Vi khuẩn lam và bào hoa dâu | F. Cạnh tranh |
Sự kết cặp nào là đúng nhất về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã?
A. 1,5 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – E; 6 – B
B. 1 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – B
C. 1 – A; 2 – D; 3 – E; 5 – A; 6 – F
D. 3 – C; 4 – E; 5 – F; 6 – C
Ốc lác (Pila conica) sống phổ biến ở khắp Miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985 – 1988. Ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy thức ăn và những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của Ốc lác phải thu hẹp lại. Mặt khác, Ốc bươu vàng đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiệm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam. Khi nói về mối quan hệ sinh thái giữa hai loài ốc trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
(2) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
(3) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này cũng có thể được xem là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
(4) Khi có Ốc bươu vàng và Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa, Ốc lác nước ta ngày càng phát triển mạnh.
(5) Khi có Ốc bươu vàng, Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, do Ốc bươu vàng là loại ăn tạp, sinh sản nhanh hơn nên số lượng Ốc lác nước ta ngày càng giảm mạnh
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4