Văn bản ngữ văn 10

Trần Trọng

Phú sông Bạch Đằng
Câu 1 Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng có mấy nhân vật trữ tình?
• A. Hai. • B. Ba. • C. Một. • D. Rất nhiều.
Câu 2 Dòng nào kể không đúng tên tác phẩm, tác giả văn học viết về sông Bạch Đằng (ngoài tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu)?
• A. Bạch Đằng giang - Phạm Ngũ Lão.
• B. Bạch Đằng giang - Nguyễn Sưởng.
• C. Hậu Bạch Đằng giang phú - Nguyễn Mộng Tuân.
• D. Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi.
Câu 3 Dòng nào dưới đây nói đúng nguồn gốc, đặc điểm thể loại phú theo lối cổ thể mà Trương Hán Siêu sử dụng trong bài văn Bạch Đằng giang phú?
• A. Có trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ.
• B. Được đặt ra từ thời Tống, tương đối tự do, dùng câu văn xuôi.
• C. Được đặt ra từ thời cổ xưa, thường làm theo lối văn biền ngẫu.
• D. Được đặt ra từ thời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.
Câu 4 Trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu có những địa danh, địa danh nào sau đây không lấy từ điển cố Trung Quốc?
• A. "Ngũ Hồ".
• B. "Tam Ngô".
• C. "Cửa Đại Than".
• D. "Cửu Giang".
Câu 5 Đoạn đầu của bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã cho thấy nhân vật Khách là người như thế nào?
• A. Một người ham đọc sách và có hiểu biết rộng.
• B. Một bậc du tử, ham thích thú tiêu dao, một con người lịch lãm và từng trải.
• C. Một con người từng trải, lịch lãm tìm về nơi chiến địa xưa để hồi nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi trẻ của mình.
• D. Một nghệ sĩ tài hoa ham thích thú tiêu dao.
Câu 6 Đọc câu văn: "Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng - Bởi đại vương coi thế giặc nhàn" (Phú sông Bạch Đằng). Câu văn trên nhắc đến nhân vật lịch sử nào?
• A. Trần Quốc Tuấn. • B. Trần Nhân Tông. • C. Trần Thánh Tông. • D. Trần Thủ Độ.
Câu 7 "Tử Trường" trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là tên chữ của
• A. Đào Tiềm. • B. Gia Cát Lượng. • C. Lý Bạch. • D. Tư Mã Thiên.
Câu 8 Tại sao bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam?
• A. Vì bài phú đã vận dụng thể văn biền ngẫu một cách linh hoạt, diễn đạt được mọi cung bậc của tình cảm, mọi diễn biến của sự việc.
• B. Vì cấu tứ đơn giản chỉ có hai nhân vật "khách" và "các bô lão" đối đáp, ngôn ngữ chau truốt, bóng bẩy.
• C. Vì bố cục logic, chặt chẽ, mạch lạc, xây dựng được hình tượng độc đáo là con sông, vừa là một thiên nhiên sinh động và cụ thể, vừa như một nhân chứng lịch sử vô hình thâm trầm, sâu sắc.
• D. Vì bố cục bài rất logic, chặt chẽ, mạch lạc; hình tượng nghệ thuật được sáng tạo thật tuyệt vời, vừa có tính tạo hình vừa giàu khả năng biểu hiện; ngôn từ vừa sâu sắc triết lí vừa nồng nàn tình cảm, vừa giàu chi tiết cụ thể vừa sâu đậm chất khái quát, vận dụng thể văn biền ngẫu.
Câu 9 Về nghệ thuật thể hiện trận đánh trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, nhận xét nào sau đây là sai?
• A. Dùng những hình ảnh phóng đại mang tính ẩn dụ để nói về nỗi nhục nhã không cùng mà kẻ thù xâm lược tự chuốc lấy.
• B. Dẫn những điển tích rất phổ biến nói về những trận đánh lớn trong lịch sử chiến tranh của Trung Quốc, tạo sự liên tưởng về tầm vóc chiến thắng của ta và thất bại của giặc trên sông Bạch Đằng.
• C. Dùng thủ pháp chơi chữ, dùng nghệ thuật miêu tả, dựng lại quang cảnh trận đánh làm hiện ra trước mắt người đọc.
• D. Sử dụng lối văn biền ngẫu, các vế đối nhau nhịp nhàng, cùng với việc vận dụng các câu văn dài ngắn khác nhau, diễn tả được không khí hào hùng khốc liệt của trận đánh cũng như những cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật.
Câu 10 Trong bài “Phú sông Bạch Đằng”, lời kể của các bô lão với nhân vật khách về những chiến công trên sông Bạch Đằng có đặc điểm gì?
• A. Lời kể hết sức cụ thể, chân thực, chi tiết.
• B. Lời kể rất súc tích, cô đọng giàu sức gợi.
• C. Giọng điệu u hoài, tiếc nhớ.
• D. Lời kể mang đậm vẻ bùi ngùi xót xa.
- Mọi người giúp em giải với ạ. Em cảm ơn


Các câu hỏi tương tự
đỗ ngọc diệp
Xem chi tiết
Hồ Thị Phong Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Thư
Xem chi tiết
Vương Đình Cẩm Tuyết
Xem chi tiết
39_ Cao Cẩm Tú
Xem chi tiết
Thu Thảo
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Như
Xem chi tiết