Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã từng giúp đỡ mình, điều đó được thể hiện qua tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Em hãy viết một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên
Lòng Biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu (trong đó có sử dụng câu rút gọn) chỉ ra câu rút gọn đó
Qua lời căn dặn của Bác Hồ đối với mọi người trong đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5- 8 câu) nêu lên suy nghĩ của mình cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Viết bài văn chứng minh rằng “ tương thân tương ái" là nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam ta từ xưa đến nay
Dài chút nhé mọi người
Trong các câu tục ngữ sau câu nào là câu rút gọn ? Rút gọn thành phần gì ? .
1. Một mặt người bằng mười mặt của.2. Đói cho sạch,rách cho thơm.3. Thương người như thể thương thân.4. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.5. Uống nước nhớ nguồn.6. Ráng mỡ gà,có nhà thì giữ.7. Tấc đất,tấc vàng.8. Nhất thì,nhì thục.9. Có học mới hay,có cày mới biết.10. Đi một ngày đàng,học một sàng khôn.
Từ văn bản " tinh thần yêu nước của nhân dân ta " theo em mỗi học sinh cần phải làm gì và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Em hãy viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu để trình bày
Cho câu chủ đề "Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta", em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu làm sáng rõ câu chủ đề trên. Đoạn văn có sử dụng một trạng nhữ và câu bị động ( Gạch chân, ghi rõ )
ĐỀ BÀI:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Trong kho vàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu nói về tình cảm cộng đồng. Một trong những câu thể hiện truyền thống tương thân tương ái đó là:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Trước hết, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Bầu là loại cây trồng ở vườn, leo bằng tua cuốn, phân nhánh lá mềm rộng được phủ bằng lớp long mịn, hoa to màu trắng, quả dung để chế biến món ăn. Bí là một loại cây song tử diệp cùng họ với bầu, hoa màu vàng, quả dung để chế biến món ăn. Xét về nghĩa đen của câu tục ngữ, bầu và bí là hai loại cây khác nhau về màu sắc, hình dáng nhưng đều ở một dàn, cùng có điều kiện sống như nhau, cùng chung một số phận, cùng chịu những tác động cả tốt lẫn xấu từ thiên nhiên, lại chung một họ nên phải biết nương tựa vào nhau để chống chọi với những tác động bên ngoài. Xét về nghĩa bóng của câu tục ngữ ý muốn nói trong cuộc sống không ai giống ai mỗi người có hoàn cảnh, có xuất thân khác nhau, tiếng noi đôi khi khác nhau nhưng chúng ta đều là con người phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau như vậy cuộc sốg mới trở nên tốt đẹp hơn.
Vì sao phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau? Vì yêu thương là một điều không thể thiếu trong cuộc song. Yêu thương tạo cho con người sức mạnh diệu kì, giúp con người vượt qua khó khan, gian khổ. Yêu thương chia sẻ là một đức tính tốt đẹp của con người, giúp chúng ta hoàn thiện được nhân cách của mình. Những cảnh ngộ chung, những nét tương đồng giữa con người với cong người đã làm nên mối quan hệ rang buộc, gắn bó, là cơ sở gần gũi, cảm thông. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết yêu thương, đùm bọc, biết nhường nhịn, chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình yêu thương, sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
Chúng ta cần phải làm gì để có tình yêu thương, sự giúp đỡ của người khác? Trước tiên, ta cần phải yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh chúng ta. Sống vì mọi người, đặt lợi ích của người khác trên lợi ích của bản thân mình. Không tính toán, vu lợi. Cần phải tự hoàn thiện nhân cách trong cuộc sống hang ngày.
Trong chiến tranh, người Vn ta kẻ giàu đến người nghèo, người hạnh phúc đến bất hạnh…. Nhưng đều chung nỗi khổ đất nước, nỗi nhục nô lệ và đều có mong ước độc lập tự do. Chính sự đoàn kết ấy đã tạo thành một sức mạnh lớn để chống quân cướp nước. Đúng như câu nói’’ Đoàn kết là sức mạnh’’
Như vậy, câu tục ngữ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, đã muốn khuyên nhủ tới mọi người nên sống yêu thuơg, đoàn kết. Thế hệ của chúng ta hôm nay cũng như mai sau, sau này cần giữ gìn và phát huy tinh thần thương thân thương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau bằng cách luôn cởi mở, sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt cái đúng cái sai, cái thật cái giả. Không nên sống vô cảm, thờ ơ, ích kỷ. Vì cho đii là nhận lại.
ĐỀ: Gỉai thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
Đất nước ngày càng phát triển sẽ càng có nhiều những kiến thức mà ta cần phải nắm được. Để không ngừng vươn lên theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, Lê- nin đã từng nhắc nhở: Học, học nữa, học mãi. Câu nói đó đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ con người.
Trước hết ta phải hiểu được học là gì? Học là một quá trình lĩnh hội, tiếp thu và tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho con người có trìh độ hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội. Học là một khái niệm rộng chủ không bó hẹp không phạm vi nhà trường. Học nữa là gì? Con người đã học rồi thì tiếp tục học lên nữa. Đây là một công việc thường xuyên liên tiếp. Học hết trình độ này đến trình độ khác, học từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng hơn. Học mãi là học không ngừng nghỉ, phải học thường xuyên liên tục, học mọi lúc mọi nơi và đây là công việc suốt đời.
Vì sao phải học, học nữa, học mãi? Sở dĩ học tập là một trong những hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội. Xã hội luôn vân động, phát triển và nảy sinh những tri thức mới. Nếu không học tập thì sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển. Từ xưa đến nay, đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài, những tấm gương hiếu học đáng khâm phục. Nếu không học tập ta sẽ thua kém bạn bè và trở thành người vô ích trong xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gđ và phục vụ cho sự nghiệp, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Một nguyên nhân quan trọng nữa là thực hiện mong muốn của Bác Hồ: Non song Viẹt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ 1 phần lớn ở công lao học tập của các cháu. Như vậy, học và chỉ có học nữa, học mãi là chìa khóa mở cửa cho mọi kho báu trên đời.
Ta nên học ở đâu và học như thế nào? Học ở trường lớp, thầy cô, bạn bè. Học trong cuộc sống thực tế, trong sách vở, kênh thông tin khác. Học trong chính công việc, học toàn diện tránh học tủ học vẹt, tránh học theo lợi ích, ép buộc. Bên cạnh việc học toàn diện, ta còn phải biết hướng sự học vào giải quyết nhữg mục tiêu, ước mơ trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thi tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thứa mới. Học như thế mới đem lại sự say mê, hứng thú và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời mình.
Câu châm ngôn”Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin thật giản dị nhưng lại là một câu nói hay và ẩn chứa rấ nhiều nhiều lời khuyên ý nghĩa, thấm thía. Vậy nên chúng ta hãy cố gắng học tập và tiếp thu sao cho đúng để trở thành người có ích cho xã hội. Không chỉ bản thân em mà biết bao người khác cũng cần phải cố gắng hết sức để xây dựng đất nước ngày càng đii lên trên nền kt phát triển. Và cũng không ngừng vươn lên để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
ĐỀ 3: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Nhân dân Vn ta đã có rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Từ xưa đến nay, mọi người đã biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khắn trở ngại để vươn lên trong cuộc sống. Để nhắc nhở con cháu về bài học tinh thần cao đẹp ấy, ông cha ta đã có câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trog một nước phải thương nhau cùng
Trước hết ta phải biết được ý nghĩa của câu tục ngữ. Nhiễu điều là gì? Nhiễu điều là tấm vải màu đỏ, đẹp. Gía gương là giá để đặt gương soi. Ngày xưa, người ta thường dung tấm vải nhiễu phủ lên giá gương để bảo vệ cho gương luôn mới và sạch sẽ. Người một nước là gì? Là người cùng sinh sống trong một vùng lãnh thổ, có cùng chính trị xã hội, cùng hoàn cảnh. Vải và gương nó làm tôn them vẻ đẹp cho nhau, tạo nên sự hòa quyện. Cũng như người trong một nước nếu biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì cuộc sống sẽ yên vui, hạnh phúc. Như vậy, nhiễu điều phủ lấy giá gương, giữ cho gương khỏi bụi bẩn, khỏi trầy xước, cho gương them sang, còn gương phản sang trên tấm nhiễu điều làm cho nó them đẹp rực rỡ. Gía gương và nhiễu điều bên nhau sẽ làm cho nhau them đẹp, them bền, them giá trị . Cũng như người trong một nước cùng nhau chia sẻ buồn vuii hoạn nạn thì mọi người đều vui vẻ hạnh phúc.
Vì sao người trong một nước phải thương nhau cùng? Vì mỗi người tuy khác dòng họ, dân tộc, khác hoàn cảnh sống nhưng đều có chung nguồn gốc tổ tiên là Lạc Lonq Quân và Mẹ Âu Cơ, đều từ bọc tram trứng mà ra, là con Rồng cháu Tiên, Từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền cuôi đều được gọi chung 2 tiếng “đồng bào”. Chúng ta cùng chung vị trí địa lý, chế độ chính trị xã hội, chung kẻ thù, chung hoạn nạn, quyền lợi, niềm vuii nỗi buồn. Khi đất nước gặp khó khan, thiên tai thì cùng nhau gánh vác. Điều đặc biệt người trong một nước là có chung phong tục quán, tiếng nói và chữ viết. Vì vậy ta phải cùng nhau giữ gìn,phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc; phải gắn kết với nhau bằng những quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân; phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau để có cuộc sống tốt đẹp, phát triển.
Người trong một nước phải thương nhau được thể hiện bằng việc làm, hành động cụ thể. Trong chiến tranh, đất nước ta là một đất nước nhỏ bé nhưng bằng tinh thần đoàn kết, ý chí của nhân dân ta đã tạo nên một sức mạnh lớn để chống lại quân thù, dành lại nền độc lập tự do cho đất nước. Hằng năm, đất nước ta lại có biết bao vụ thiên tai xảy ra, đã cuốn trôii tất cả của cải vật chất và đặc biệt là sinh mạng của những con người. Các cơ quan chức năng, tổ chức từ thiện đã chung tay giúp đỡ những người dân vùng lũ lụt hay những người dân miền núi,nghèo khó, sự giúp đỡ chia sẻ cả vật chất lẫn tinh thần cũng đã giúp cho họ có cuộc sống ổn định hơn.
Bài ca dao như là lời khuyên về tình cảm cộng đồng, đã nhắc nhở chúng ta phải biết chia sẻ, đùm bọc nhau để cùng nhau phát triển, Nó không chỉ được lưu truyền trong ngày xưa mà ngày nay cũng như maii sauu sẽ được giữ gìn và phát huy. Bản thân em cũng như các bạn cần phải học tập truyền thống tốt đẹp của bài ca dao đã để lại
ĐỀ BÀI: Thất bại là mẹ thành công.
Trong cuộc sống, con người aii aii cũng phải gặp khó khan và thử thách. Có người có thể tự đứng lên được để đạt được mục đích của mình, nhưng cũng có người gục ngã, bỏ cuộc dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu: Thất bại là mẹ thành công
Trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của nội dung câu nói. Thất bại là gì? Thất bại là khi chúng ta không đạt được mục tiêu đề ra, dự định, hoài bão của mình. Thành công là khái niệm ngược lại với thất bại, nghĩa là đạt được những điều mà mình mong muốn.
Tại sao thất bại là mẹ của thành công? Trong thực tế, con đường dẫn đến thành công thường trải qua nhiều giai đoạn, nhiều gian nan thử thách. Giai đoạn đầu là giai đoạn khó khan nhất vận hay phải gặp thất bại. Thất bại không phải là kẻ thù mà là cơ hội, là môi trường rèn luyện, là những kinh nghiệm quý báu giúp ta tránh những sai lầm đó và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn. Nhưng quan trọng là thái độ của mỗi người đối với sự thất bại.
Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục! Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập. Hen-ri pho đã có biết bao lần phá sản, cháy túi, nhờ vào ý chí nghị lực của ông cuối cùng ông đã trở thành ông Vua trong giới tư bản Mĩ về lĩnh vực sản xuất ô tô. Như vậy, ta có thể thấy được thất bại càng lớn thành công càng đáng quý đối với những ai biết rút ra kinh nghiệm khắc phục sai lầm và có ý chí vươn lên. Không nên đặt ra cho mình những mục tiêu xa vời. Vì vậy, chúng ta hãy lạc quan tin tưởng, luôn tin rằng đằng sau bóng tối là ánh sang. Xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
Thất bại là mẹ thành công là một bài học quý báu, là một lời dạy thiết thực về những kinh nghiệm trong đòi sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống. Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.
ĐỀ BÀI: Lời nói gói vàng,
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Trong cuộc sống, lời nói có vai trò rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, đôi lúc chỉ vì một câu nói thôi làm cho người khác đáng suy ngẫm và hiểu lầm ý mà ta muốn nói. Vì thế dân gian ta đã có câu: Lời nói gói vàng đồg thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Trước hết ta phải hiểu được lời nói là gì? Lời nói là âm thanh phát ra từ miệng của con người được dung làm phương tiện giao tiếp giữa con người với con người trog cuộc sống. “Lời nói gói vàng” thể hiện sự so sánh khéo léo, tế nhị của ông cha ta, so sánh lời nói với vật quý giá như vàng để khẳng định giá trị và ý nghĩa. Vậy lời nói chẳng mất tièn mua là gì? Mới nghe qua tưởng như đối lập với câu trên nhưng thực sự chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm cho lời nói càng có giá trị bởi vì lời nói của mỗi con người vô cùng quý giá nhưng lại là do chính bản thân ta tự nói ra. Ta không mất côg tìm kiếm, không mất tiền mua mà nó là món quà do tạo hóa ban tặng cho con người. Mà lời nói thì vô cùng, không giới hạn nên khi giao tiếp phải lựa chọn lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Vì sao phải lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau? Mỗi chúng ta cần phải lựa chọn những từ ngữ, lựa lời để giao tiếp, đối thoại với mọi người xung quanh. Để đạt mục đích, ý muốn khi giao tiếp. Nhờ vậy, mà tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh. Làm cho họ cảm phục, tin tưởng và quý mến. Câu tục ngữ đó như một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Cần phải trau dồi vốn từ, cần phải xác định đúng vai vế và vị trí giao tiếp để lựa chọn lời nói cho phù hợp. Đối với vai trên ta cần kính trọng, với vai dưới cần phải chân thành, cởi mở. Ta cần phải chú ý đến ngữ điệu của lời nói phải chân thành, đúng mực, tránh lối nói cộc lốc, trịch thượng, làm cho người khác hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu nói.Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mục đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp . Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết “lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân đồng thời giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
Hai câu tục ngữ trên như một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nó có giá trị và ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của con người. Câu tục ngữ như một lời khuyên, một lời nhắn nhủ điíu với mọi người: Hãy trân trọng, chân thành với người khác khi giao tiếp. Không nên dung những câu cộc lốc, khiếm nhã làm mất tình cảm tự nhiên hoặc khiến cho người ta sẽ không tin tưởng vào mình.
ĐỀ BÀI: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Được ông cha lưu truyền từ đời này qua đời khác, luôn được giữ gìn và phát huy cho đến tận bây giờ. Chính vì thế ông cha ta đã có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của hai câu tục ngữ. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ ý muốn nói khi ta được thưởng thức những trái ngon quả ngọt thì phải nhớ ơn người đã trồng cây, vun xới, chăm sóc. Tuy nhiên, nghĩa thứ hai mới nhất định giá trị của nó: ăn quả nghĩa là sự hưởng thụ thành quả, nhớ là lòng biết ơn kẻ trồng cây chính là người đã tạo dựng nên thành quả. Người tạo ra thành quả được nối tiếp từ đời này sang đời khác, trở thành truyền thống trong đạo lí sống của người Việt Nam.
Vì sao chúng ta phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây? Vì tất cả mọi thành quả dù là vật chất hay là tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ ngày hôm nay khoong phải tự nhiên mà có. Mà do biết bao thế hệ người VN đã bỏ công sức mồ hôi nước mắt thâm chí là xương máu mới gây dựng lên. Chúng ta được sinh ra, lớn lên trong cõi đời này là nhờ vào công ơn sinh thành dưỡng dịc của ông bà cha mẹ và sự dạy dỗ của thầy cô. Nền hòa bình mà chúng ta hưởng ngày hôm nay là kết quả cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, thậm chí là cả sự hi sinh của biết bao thế hệ người VN. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của người Vn ta từ xưa đến nay. Lòng biết ơn đã ngấm vào máu, ăn sâu, bám rễ và phát triển mạnh mẽ trong tâm trí của người VN. Lòng biết ơn sẽ mang đến cho ta rất nhiều lợi ích, giúp con người ta xích lại gần nhau hơn, nó là sợi dây vô hình gắn kết các mối quan hệ trở nên bền chặt hơn. Như vậy, biết ơn thể hiện con người có đạo đức, văn hóa.
Cần làm gì để biểu hiện lòng biết ơn? Phải nhận thức rõ rang rằng: Biết ơn là truyền thống tốt đẹp của người VN ta từ lâu đời. Vì thế, mỗi cá nhân phải có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của cha ông. Cần có những hành động và việc làm cụ thể để thể hiện lòng biết ơn ấy. Cần phải hiếu thảo, hiếu kính với ông bà cha mẹ thầy cô, ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình. Tổ chức, thăm hỏi, động viên những gia đình chính sách, những gia đình có công. Có ý thức tạo thành quả cho thế hệ tiếp theo.
Như đã biết, Hồ Chí Minh là người có công rất lớn trong cuộc phát triển và gây dựng đất nước. Bác luôn luôn được người đời biết ơn đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta đều tự hào về điều đó. Ngày nay VN có rất nhiều những ngày để báo đáp công ơn cha me, thầy cô hay những người có công ơn vớ đất nước như ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày mà tưởng nhớ đến vị vua có công xây dựng đất nước, chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với dân tộc ta. Truyền thống đó còn nhằm giáo dục ý thức của con người, mỗi người cần học tập và phát huy truyền thống ấy.
Như vậy, biết ơn là một nghĩa vụ thiêng liêng mà mỗi chúng ta mang trọng trách phải giữ gìn và phát huy. Mỗi người cần rèn luyện cho mình phẩm chất đáng quý này. Câu tục ngữ tuy mộc mạc đơn giản nhưng đã đưa ra những bài học rất quý giá trong cuộc sống: Không có thành quả nào tự nhiên mà có được mà tất cả đều được tạo ra từ thành quả lao động, bằng mồ hôi, xương máu của những người đi trước để có được thành quả như ngày hôm nay. Chúng ta thế hệ mầm non tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra.
ĐỀ BÀI: Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhân dân ta lai nô nức chuẩn bị cho Tết trồng cây. Từ trường học đến công sở, các đường làng ngõ xóm, đâu đâu cũng có kế hoạch trồng cây xanh. Phong trào trồng cây vào dịp Tết bắt đầu từ lời căn dặn, khuyên răn của Bác Hồ. Lời căn dặn của Bác không phải viết bằng văn xuôi mà được thể hiện bằng hai câu thơ lục bát cho nên nhân dân rất dễ tiếp nhận và thấm nhuần.
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Trước hết ta phải biết được ý nghĩa của hai câu thơ. Mùa xuân là gì? Mùa xuân thứ nhất là mùa xuân của tự nhiên, mùa khởi đầu của một năm là mùa mà vạn vật sinh sôi nảy nở, là mùa có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Mùa xuân thứ hai là tượng trưng cho sức sống, sự tươi trẻ, sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Hai câu thơ là lời nhắc nhở của Bác về ý thức trồng cây xanh bảo vệ môi trường. Đây không phải ngày một ngày ngày và cũng không phải là công việc của một, hai người mà là côg việc cần được duy trì thường xuyên và của toàn xã hội.
Tại sao trồng cây vào mùa xuân lại góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?Sinh thời Bác là người yêu thiên nhiên nên Bác hiểu được giá trị mà thiên nhiên mang lại cho đời sống con người. Trước hét là vì cây giúp điều hòa không khí, tạo nên một môi trường trong lành, thoải mái. Trồng cây cho chúng ta một tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp. Ngoài ra , cây xanh còn tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, làm tôn them vẻ đẹp của đất nước. Hơn nữa, cây xanh còn hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, phòng chống bão lũ, sạt lở, sói mòn. Điều đặc biệt, cây xanh còn là một món quà tự nhiên, một món quả tinh thần ban tặng cho con người sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nếu như một ngày nào đó nơi chúng ta sinh song không có bóng cây xanh thì cuộc sống con người sẽ ra sao? Tất nhiên, là cuộc sống của con người sẽ bị đảo lộn. Vì thế mỗi người hãy có ý thức trồng cây làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân”.
Ta cần làm gì để thực hiện tốt lời dạy của Bác? Trước hết cần tích cực hưởng ứng phong trào Tết trồng cây. Động viên, khuyến khích bạn bè và nhữung người xung quanh tham gia Tết trồng cây. Luôn có ý thức bảo vệ cây cối, không ngắt lá bẻ cảnh, không phá hoại cây xanh. Lên án những kẻ phá hoại cây xanh.
Tết trồng cây là một hoạt động diễn ra hằng năm.Chúng ta vô cùng biết ơn Bác vì nhờ Bác có tầm nhìn xa trông rộng, nhờ Bác khởi xướng phong trào trồng cây mà ngày nay phong trào trồng cây được phát động trong cả nước. Nhờ vậy, đất nước ta sẽ xanh tươi mãi mãi đúng như lời của Bác: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Dù Bác đã đii xa nhưng lời khuyên của Bác về việc trồng cây vẫn còn được duy trì và mãi mãi còn vẹn nguyên ý nghĩa.
♬ ☺ HINLEO❤
Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý báu ấy đều đc đưa ra trưng bày .Qua lời căn dặn của bác đối với mọi người trong đoạn văn trên em hãy viết 1 đoạn văn ngắn 6-8 câu để nêu rõ mình cần làm gì nhằm kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta