Văn bản ngữ văn 8

Tường

Phân tích những câu thơ sau:

1:Đâu những chiêu lênh láng máu sau rừng

Ta đó chết mảnh trời riêng gay gắt.

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

2:Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...

3:Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Tui thân trắng bao la thâu góp gió...

Mọi người giúp mình trả lời càng sớm càng tốt ạ. Cảm ơn ạ.

luong nguyen
22 tháng 6 2020 lúc 20:44

tham khảo:

1.Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

2.

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”.

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.



Bình luận (0)
luong nguyen
22 tháng 6 2020 lúc 20:48

3:Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Tui thân trắng bao la thâu góp gió...

phân tích: "cánh buồm"- một vật hữu hình , voo tri vô giác được so sánh với " mãnh hồn làng' - vật vô hình , trừu tượng. Cách so sánh hiện tượng độc đáo nhưng mang đầy ý nghĩa, cái bình dị được ví với cái thiêng liêng, phải chăng bằng tâm tình gắn bó quê hương tha thiết của mình nên tác giả đã linh hồn hóa cánh buồm ấy để nó được hòa quyện , thấm đẫm vào hồn quê

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hiếu Bầu Trời
Xem chi tiết
traam anhh
Xem chi tiết
Hoàng Khánh Ly
Xem chi tiết
Phong Lê
Xem chi tiết
Trần Thị Thúy Quỳnh
Xem chi tiết
van
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
Hara Nisagami
Xem chi tiết
I Love Literature
Xem chi tiết