Bốn câu thơ đầu của văn bản 'Kiều ở lầu Ngưng Bích' là bốn câu tả cảnh hay nhất, để lại cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng độc giả:
''Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.''
Đến với hai câu đầu, nàng đang bị giam lỏng trong một lầu cao trơ trọi giữa trời đất, Kiều như chỉ còn ở chung làm bạn với "non xa" (núi xa) và "trăng gần" (lầu cao nên trăng gần). Đứng trong lầu cao nhìn ra xung quanh, Kiều chỉ thấy "cát vàng cồn nọ" (những cồn cát nhấp nhô, bát ngát), "bụi hồng dặm kia" (bụi hồng chỉ bụi sắc đỏ, do gió thổi bốc lên) cảnh thiên nhiên mêng mông, vẳng lặng trơ trọi, rợn ngợp ở lầu Ngưng Bích là để làm nổi bật tâm trạng, nỗi buồn niềm cô đơn, buồn tủi của nàng Kiều. Đây là một trong những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất của bài. Nàng trơ trọi giữa không gian và thời gian mênh mông hoang vắng, không một bóng người, không có sự giao lưu giữa người với người. Ý thơ chuyển đổi rất linh hoạt: tả cảnh gắn với không gian cao rộng càng khiến cho cảnh mêng mang dàn trải. Phong cách tả cảnh ngụ tình rất tài hoa, độc đáo đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, trong đó nổi lên tâm trạng bề bộn bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ, vô vọng và cũng đồng thời làm cơ sở nổi bật cho lòng hiếu thảo, thủy chung và nhân hậu của Kiều ở các câu sau này. Tuy chỉ là bốn câu thơ lục bát thôi nhưng chúng ta cũng đủ thấy sự khéo léo trong việc chọn lọc, kết hợp hài hòa và phong cách độc đáo của Nguyễn Du trong việc tả cảnh ngụ tình cho Thúy Kiều. Quả là vô cùng tài giỏi, ý thơ nức lòng người.
Gợi ý
Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích
- Không gian: rộng lớn với “non xa”, “trăng gần” ⇒ sự bát ngát của không gian càng làm cho con người trở nên cô đơn, lẻ loi.
- Từ “xa trông”: biểu lộ rất rõ tâm trạng thẫn thờ, đón đợi.
- Không gian, vũ trụ bao la.
- Từ “khóa xuân”: Kiều ý thức được mình không còn trẻ tuổi, đoạn tuyệt với tuổi trẻ khi đã rơi vào chốn lầu xa.