Bên kia sống Đuống in trong tập thơ cùng tên xuất bản năm 1956. Tác giả kể về trận giặc Pháp đánh chiếm phía Nam tỉnh Bắc Ninh trong khi ông đang công tác ở chiến khu Việt Bắc. Một đêm tháng tư năm 1948, nghe tin quê hương bị giặc tàn phá, nhà thơ vô cùng xúc động đã sáng tác nên bài thơ này và nó nhanh chóng được lưu truyền rộng rãi trong cán bộ, chiến sĩ ta. Sống Đuống là con sống nối liền sống Hồng và sống Lục Đầu tức sống Thái Bình. Bờ Nam sống là quê hương tác giả. Bờ Bắc là vùng tự do của kháng chiến.
Bài thơ khá dài, gồm hai phần lớn: Phần thứ nhất nói về quê hương nhà thơ bên kia sông Đuống đang bị giặc giày xéo; phần thứ hai kể chuyện bộ đội trở về cùng nhân dân đánh giặc giải phóng quê hương.
Bằng cách miêu tả cuộc sống thanh bình của quê hương giờ đây đang bị quân xâm lược hung tàn giày xéo tan hoang, nhà thơ bộc lộ nỗi đau quặn thắt của trái tim, sâu xa hơn là bày tỏ tình cảm yêu mến tha thiết đối với quê hương, đất nước và dân tộc. Mở đầu là vẻ đẹp thơ mộng của con sống Đuống với cái dáng nghiêng nghiêng mềm mại, với cát trắng phẳng lì, một dòng lấp lánh, xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc. Đó là hình ảnh của cuộc sống thanh bình, no ấm. Vậy mà giờ đây, tất cả đã bị xáo trộn phũ phàng. Đứng bên này sông (tức là bờ Bắc), tác giả nhớ tiếc vì không thể về bên kia được, bởi bên kia đã bị giặc chiếm rồi. Nỗi buồn thấm đẫm tâm trạng nhà thơ, người con đang xa quê hương. Nhưng cớ sao mà nhà thơ buồn đến mức xót xa như rụng bàn tay? Ở câu thơ thứ nhất: Em ơi buồn làm chi; nhân vật Em là ai? Có thể là người thương hoặc có khi là chính bản thân nhà thơ. Nó là âm thanh chủ đạo tạo ra âm hưởng tha thiết chung của toàn bài ; đau thương mà vẫn dịu nhẹ, thấm sâu. Kể cả hình ảnh so sánh khá táo bạo : xót xa như rụng bàn tay, nghe đau đớn thấu ruột gan nhưng vẫn là nỗi đau cố nén vào trong. Bắc Ninh thuộc vùng Kinh Bắc xưa là vùng đất có bề dày lịch sử rất đáng tự hào: có mộ Kinh Dương Vương ở Thuận Thành; là địa bàn đánh giặc Ân của Thánh Gióng. Hai Bà Trưng cũng chiến đấu chống quân Nam Hán ở đấy. Lí Thường Kiệt đánh đuổi quân Tống ở sông Như Nguyệt tức sông cầu.Chiến dịch xương Giang của Lê Lợi – Nguyễn Trãi cũng diễn ra trên mảnh đất này… Về văn học, truyện cổ Tấm Cám có nguồn gốc từ đó. Tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng khắp nơi. Về kiến trúc và điêu khắc thì chùa Bút Tháp có pho tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Con người Kinh Bắc nổi tiếng là tài giỏi, thanh lịch : Trai Cầu vồng, Yên Thế; gái Nội Duệ, cầu Lim. Bắc Ninh là cái nôi của dân ca quan họ ngọt ngào làm mê đắm lòng người. Cuộc sống êm đềm đang diễn ra bình thường như quy luật ngày lên đêm xuống. Bên kia sống Đuống là quê anh, làng Lạc Thổ, làng Đông Hồ. Ai đặt cho làng cái tên hay như thế ? Lạc Thổ là đất vui, là cảnh Niết Bàn của Phật. Đông Hồ đem lại niềm vui tỉnh thần cho cả tỉnh, cả nước với nghề làm tranh Tết. Các nghệ nhân tài hoa xưa đã sáng tạo ra những bức tranh có nội dung vui tươi, màu sắc đậm đà, nét vẽ lại mộc mạc, chân chất. Tranh nào tranh nấy như những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp. Từ con người đến loài vật đều vui với xuân, đều nảy nở, sinh sôi. Gà đàn, Lợn ổ, Lợn âm dương, Đám cưới chuột, Hứng dừa, Thầy đồ Cóc… Từ làng Đông Hồ, tranh tỏa đi khắp nơi. Chợ Tết rực rỡ màu tranh xanh đỏ tím vàng loang loáng, lấp lánh trên nền giấy điệp (giấy quét một lớp bột vỏ sò gọi là điệp pha với keo), đưa tới mọi nhà niềm vui và niềm tin năm mới làm ăn phát đạt. Tranh Đông Hồ có vẻ đẹp dân dã, thanh tao mà ý nghĩa ấm áp biết bao nhiêu ! Bỗng dưng lũ xâm lăng ùn ùn kéo đến như đám cháy ngùn ngụt lừa hang tàn. Nhà thơ miêu tả chúng bằng những dòng thơ đẩy căm hận và khinh bỉ, ví chúng chẳng khác gì chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu; tàn phá đến kiệt cùng ngõ thẳm, bờ hoang. Hỏi có cái gì còn nguyên vẹn khi ruộng khô, nhà cháy? Sông Đuống là quê hương anh, quê hương em, quê hương của chúng ta. Cuộc sống yên lành, tươi đẹp từ cỏ cây, sống nước đến tấm lòng nhân hậu của con người, vẻ đẹp phong phú ấy thể hiện ở lúa nếp thơm nồng, ở tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã… nhưng quân xâm lược dã man đã đốt phá tan hoang. Cảnh vật, con người của quê hương giờ đây tan tác, chia hai, không biết về đâu ? Nào chỉ có đau đớn về vật chất? Quân giặc đốt phá, giết chóc khiến quê hương tơi bời trong lửa đạn ; nhưng đó mới chỉ là những vết thương trước mắt. Còn điều sâu xa hơn là những bức tranh vẽ đàn lợn âm dương, đám cưới chuột kia chứa đựng ý nghĩa về nguồn gốc sự sống trong quan niệm bình dị mà sâu sắc của cha ông cũng bị giặc hủy diệt. Đó là hủy diệt sự sống. Hỏi còn tội ác nào lớn hơn thế nữa ?! Lời thơ, ý thơ đau đớn mà âm điệu đoạn thơ cũng xót xa kéo dài vô tận. Quê hương ta chứa đựng cuộc đời của ông bà, cha mẹ, chứa đựng cuộc đời ta. Nhưng nó lại ở bên kia sông Đuống, nằm trong vùng địch tạm chiếm nên trở thành xa xôi. Cả thời gian lẫn không gian đều mờ mịt khiến nỗi xót xa trở thành nỗi đau tột cùng : xót xa như rụng bàn tay. Giặc tràn tới, bây giờ không biết mọi cái đã về đâu ? Âm điệu của hai chữ về đâu nghe như một tiếng trời ơi vút lên giữa thinh không, vô vọng! Quê hương sông Đuống còn một nét văn hóa nữa cũng nổi tiếng cả nước như tranh làng Hồ ; đó là hội hè mùa xuân. Hội xuân có bao vẻ đẹp, vẻ hay. Hội hè là nơi mọi người vui chung niềm vui mùa màng tốt tươi năm trước, cầu mong năm nay càng tốt tưới hơn. Hội hè là nơi mọi người vui với sức mạnh, tài ba của Trai cầu vồng, Yên Thế, gái Nội Duệ, cầu Lim, vui câu hát điệu hò của liền anh liền chị, vui gặp gỡ gái trai… Núi Thiên Thái, chùa Bút Tháp và bao nhiêu nơi khác khắp miền quê sống Đuống mùa xuân đều có hội. Hội hè đã trở thành mơ ước của mọi lứa tuổi mỗi độ xuân về, đã thành nếp trong óc trong tim mọi người như một thứ mộng bình yên, trải mấy trăm năm. Nhưng nay dẫu đang là mùa xuân mà không ai còn lòng dạ nào mở hội. Có thể chuông chùa còn văng vẳng nhưng những người đi dự hội xuân năm ngoái lên núi, vào chùa, sang sống với con đò đưa các liền anh, liền chị… những cô môi cắn chỉ quết trầu, những cụ già phơ phơ tóc trắng, những em sột soạt quần nâu… bây giờ ở đái?! Nhà thơ băn khoăn, ao ước: Ai về bên kia sống Đuống, Cho ta gửi tấm the đen. Quê ta có nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa. Ta gửi về cho mẹ, cho em tấm the đen để may áo tứ thân đi dự hội cho vời bớt lo toan suốt một năm, một đời. Nhưng bóng mẹ, bóng em nay ở đâu? Nỗi lo lắng, khắc khoải thấm đẫm trong từng câu, từng chữ. Đoạn thơ nêu lên một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc là hội xuân. Bắt đầu bằng âm hưởng nhớ thương da diết với ai về và cho ta – những mô típ quen thuộc trong ca dao, dân ca; cuối cùng là: Gửi về may áo cho ai cũng vẫn bằng giọng điệu thân thương. Tội nghiệp thay Tấm the đen không người nhận, phơ phất giữa cõi trống không, chẳng biết về đâu? Một biểu hiện khác nữa của cuộc sống văn hóa ở quê hương nhà thơ là những cảnh sinh hoạt dân dã với những con người quen thuộc: Những cô hàng xén răng đen, Cười như mùa thu tỏa nắng, những phiên chợ Hồ, chợ Sui người đua chen, Bãi Trầm Chỉ người giăng tơ nghẽn lối, Những nàng dệt sợi, Đi bán lụa màu, Những người thợ nhuộm, Đồng Tỉnh, Huê cầu… Làm ăn vất vả, tất bật, hay lam hay làm… đều là những vẻ đẹp có từ thuở xưa. Ông cha truyền lại cho con cháu những nghề tinh khéo, truyền lại luôn cả cái phong tục mắc cửi giăng tơ ngang đường, ai đi qua phải giải cho được câu đố hay câu hát mới được qua, không thì chỉ tơ không buộc mà cứ vương. Truyền cái nghề pha màu chọn nắng, chiều người mà nhuộm cho vừa mắt vừa lòng các cô, các chị. Thợ nhuộm Đồng Tỉnh, Huê cầu đi đâu cũng để lại những tấm áo, những thắt lưng, những chéo yếm bền màu, đẹp sắc và để luôn lại những nỗi nhớ niềm thương: Ai về Đồng Tỉnh, Huê cầu, Để thương để nhớ để sầu cho ai ?! Có ai về bên kia sống Đuống không em? Còn chăng những chị, những em tuy quanh năm phải tảo tần phụng dưỡng mẹ cha, lo cho chồng con mà vẫn góp phần làm cho cuộc đời tươi sen và cười nắng. Đẹp và duyên biết chừng nào! Thế mà giờ đây, những người chị, người em ấy của quê hương đã tan tác đi đâu, về đâu ? Âm điệu đoạn thơ mỗi lúc một nghẹn ngào, chới với. Ba đoạn thơ cùng thể hiện một nỗi đau xót chung trước cuộc sống của quê hương đang bị lũ giặc hung ác giày xéo tan tành. Bên kia sống Đuống, bên này sống Đuống, vốn hai bờ, một sông nay chỉ còn một bờ, một nửa. Một nửa sống, một nửa con người! Đau xót như chết nửa con người chứ không phải chỉ như rụng bàn tay, Những ai có quê hương, làng mạc bị giặc chiếm đóng mà không thể ghé về thăm được, đứng bên này sông nhìn qua vùng giặc tạm chiếm, đều không khỏi xót xa, đau đớn và căm giận lũ cướp nước bạo tàn, đồng thời thông cảm với tâm trạng nhà thơ. Bao nhiêu thiết tha, trìu mến trong những chữ quê hương ta, ai về, cho ta gửi tấm the đen, gửi về may áo cho ai, ai về… có nhớ… Tưởng như ai về là về giùm cho ta, mang hộ tấm lòng da diết nhớ của ta cùng về. Ba đoạn thơ không chỉ là nỗi đau quặn thắt riêng cho một người mà còn là nỗi đau chung cho cả quê hương phía bên kia sông Đuống với chiều sâu lịch sử mấy nghìn năm, với truyền thống văn hóa vật chất, tinh thần tiếng tăm lừng lẫy, nay đang bị giặc giày xéo, hủy diệt. Tranh Đông Hồ không chỉ đem lại vẻ vang cho riêng Đông Hồ mà cho cả đất Kinh Bắc tài ba, thanh lịch từ giọng hát đến cái hoa tay… Bao nhiêu tên đất, tên chợ, tên núi, tên chùa, tên nghề, tên thợ… đều gợi lên một bức tranh thu nhỏ của đời sống phong phú và đẹp đẽ của cả một địa phường. Đó là tình cảm thiết tha của em, của anh, của chúng ta đối với quê hương. Các đoạn thơ trên còn có một lớp nghĩa thứ ba: đó là nỗi đau chung cho cả đất nước, dân tộc mà quê hương của tác giả là tiêu biểu. Trước hết, về mặt truyền thống văn hóa nghệ thuật và truyền thống trăm nghề sinh nhai đáp ứng nhụ cầu đời sống mọi người. Tranh Đông Hồ không còn là của riêng đất Kinh Bắc. Chùa Bút Tháp với tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay cũng là di sản và niềm tự hào của cả dân tộc. Hội hè thấp thoáng mộng bình yên cũng là mộng bình yên của cả dân tộc. Thậm chí, những nàng môi cắn chỉ quết trầu, những em sột soạt quần nâu, từng khuôn mặt búp sen, những cô hàng xén răng đen, cười như mùa thu tỏa nắng… đều là những hình ảnh gợi nhớ không phải một địa phương mà cả nước một thời. Tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ khiến cho người đọc rưng rưng xúc động. Tác giả nhớ tiếc, xót xa không chỉ cho quê hương mình mà cho cả dân tộc và đất nước. Quân xâm lược dã man đã giày xéo lên những điều thiêng liêng nhất đối với tâm hồn ta. Cảm xúc đau thương kéo dài trong âm hưởng của những câu hỏi đi đâu, về đâu khắc khoải: Trên kia là quê hương dưới dạng văn hóa, còn đây là quê hương ở cảnh đời thường. Đời thường ấy cô đọng lại trong hình ảnh mẹ già với gánh hàng rong trên vai. Đời thường ấy nghèo khổ, cực nhọc vô vàn nhưng chính cái cực nhọc vô vàn ấy của mẹ ta đã nuôi chồng ăn học, nuôi con khôn lớn nên người; nuôi sống cả một dân tộc trải mấy nghìn năm đề xây dựng nên non sống, đất nước này. Cuộc sống lao động cần cù, thầm lặng ấy đến nay hãy còn đè nặng trên tấm lưng còm cõi của mẹ ta. Ôi, gánh hàng rong có nhiều nhặn gì đâu: Dăm miếng cau khô, Mấy lọ phẩm hồng, Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm và mấy cây kim, cuộn chỉ… Tiền lãi cũng chỉ nhỏ nhoi, ít ỏi như đồng kẽm, đồng xu. Ngày ngày, mẹ ta lại gánh hàng rong lên vai, bước cao, bước thấp trên đường trơn mưa lạnh. Chưa bán được đồng nào, bụng đói, dạ sầu. Mái đầu đã bạc nay càng bạc phơ. Vậy mà lũ giặc cũng chẳng buông tha. Chúng kéo đến cướp bóc, đập phá, bắn giết… Cuộc sống của mẹ và của bao người như mẹ rơi rụng như lá đa lác đác trước lều mùa đông. Có con cò trắng bay vùn vụt, Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ? Nó làm bạn với mẹ ta chăng? Nó là hóa thân của mẹ ta chăng? Con cò cũng hoảng hốt không biết về đâu. Mẹ ta đang bấm chân trên đường trơn mưa lạnh cũng không biết về đâu. Con cò ấy với mẹ ta bao đời nay đã là hai hình ảnh gần gũi, sóng đôi. Thân phận người phụ nữ xưa nay là vậy, giống như: Con cò lặn lội bờ sống, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non… Suốt đời chỉ lo toan làm lụng và chịu đựng đau khổ. Mẹ già còm cõi khốn khó suốt một đời, nay gặp cảnh giặc giã lại càng thêm khốn khó. Cái gánh nặng trên vai mẹ kia chính là cái gánh giang sơn nhà chồng, là gánh nước non của muôn kiếp mẹ già! Đoạn thơ viết theo lối phá thể, năm ba câu ngắn loang loáng, vun vút rồi bất chợt buông xuống một câu lục bát chảy dài như tiếng thở than, như dòng nước mắt không gì ngăn nổi: Xì xồ cướp bóc, Tan phiên chợ nghèo, Lá đa lác đác trước lều, Vài ba vết máu loang chiều mùa đông, Chưa bán được một đồng, Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong… Mẹ ta lòng đói dạ sầu, Đường trơn mưa lánh mái đầu bạc phơ. Tiếp theo, nhà thơ miêu tả một cảnh đời thường khác: hình ảnh của đàn con thơ dại. Nghĩ về bên kia sống Đuống, lòng, ta quặn đau vì mẹ già khốn khổ và xót xa cho các con ta đang tranh nhau miếng cơm độn sắn khô; nghe tiếng súng nổ thì vội líu ríu chui gầm giường tránh đạn. Ú ớ giật mình vì Bóng giặc giày vò những nét môi xinh ngay cả trong giấc ngủ. Tội ác của giặc quả là trời không dung, đất không tha! Trên quê hương bị giặc chiếm, mẹ già nào mà không phải là mẹ già ta? Em nào, con nào mà không phải là em ta, con ta? Đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam là vậy. Câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng đã thấm sâu vào cốt tủy của người dân đất Việt từ thuở xa xưa. Hai câu thơ : Đã có đất này chép tội, Chúng ta không biết nguôi hờn phảng phất lời kết tội của Đại cáo bình Ngô – áng thiên cổ hùng văn của ông cha ta thuở trước.
Bài thơ Bên kia sông Đuống được phổ biến nhanh chóng, rộng rãi trong thời kì chống Pháp. Cái độc đáo của nó chính là giọng điệu nghĩa tình thắm thiết thấm sâu vào lòng người. Tuy nói về một địa phương nhưng sắc thái cảnh vật, con người, văn hóa, đạo đức đều là của chung cả nước, miền nào có giặc mà không phải chịu những tình cảnh đau thương như ở bài thơ này. Huống chi bài thơ đã vẽ ra cái thế bên này và bên kia sống, tức cái thế con người chỉ sống có một nửa, còn nửa kia là mất mát, tan tác, căm hờn. Trước mắt chỉ biết cắn răng chịu đựng chứ chưa hành động được. Nhưng đau thương đã tới độ nhức nhối như thế này, ân tình sâu nặng như thế này thì khi có thời cơ là đánh giặc đến cùng. Tính cách của con người Việt Nam ta vốn hiền lành hết mực nhưng cũng biết căm thù sục sôi và chiến đấu quên mình. Bên kia sống Đuống là một bài thơ hay, có sức sống lâu dài, khẳng định tài năng và tên tuổi Hoàng cầm trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Mỗi một con người ai cũng có một quê hương. Và Hoàng Cầm cũng vậy, mảnh đất ăn sâu vào máu thịt ông là miền đất Kinh Bắc bên kia sông Đuống. Nhớ về quê hương là nhớ về những gì sâu nặng nhất trong tâm hồn và trong đáy sâu của cảm xúc đó nhà thơ cho ra đời “Bên kia sông Đuống”.
Bài thơ ra đời khi quê hương Kinh Bắc của ông rơi vào tay giặc Pháp. Nỗi đau xót khi nghe tin quê hương ngập chìm khói lửa chiến tranh trĩu nặng tâm hồn ông .Đứng bên này Sông Đuống, mảnh đất tự do, hướng về quê hương bên kia Sông Đuống, mảnh đất bị giặc chiếm đóng với bao nỗi niềm và xót xa trong tâm trạng. Một dòng sông mà giờ đây đôi bờ cách biệt .
Dòng thơ đầu tiên mở ra tác phẩm là một tiếng gọi cất lên từ sâu thẳm trái tim đau đớn của nhà thơ, đồng thời cũng là một lời an ủi:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
“Em” ở đây là một nhân vật phiếm chỉ. Tuy nhiên, có phần chắc chắn đó là một cô gái cùng quê bên kia sông Đuống với nhà thơ. Trong thơ Hoàng Cầm ta thường gặp một nhân vật em như vậy, bởi đó là cái cớ để nhà thơ bộc lộ xúc cảm của mình một cách chân thành nhất .
Và lời an ủi đưa em về sông Đuống thực chất chỉ diến ra trong hoài niệm của nhà thơ. Trong niềm hoài niệm đó, hình ảnh trung tâm là con sông quê hương với bờ cát trắng phẳng lì chảy từ quá khứ xa xôi về hiện tại, hiện lên trong tâm trí nhà thơ như một dòng sáng lấp lánh và trù phú hai bên bờ những mầu xanh bạt ngàn của những bãi mía, nương dâu:
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Dáng nằm nghiêng nghiêng của dòng sông Đuống là một phát hiện, một sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm. Cảm xúc mãnh liệt cùng trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà thơ sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo đầy ấn tượng, làm xáo trộn cả không gian và thời gian, ám ảnh hoài tâm trí người đọc.
Từ bên này, nhà thơ đau đáu hướng cặp mắt về bên kia sông Đuống. Đoạn thơ kết thúc bằng một hình ảnh diến tả nỗi đau “Sao xót xa như rụng bàn tay”. Hoàng Cầm đã mượn nỗi đau của thể xác để diến tả, thể hiện một cách một cách cụ thể nỗi đau về tinh thần. Phải là người coi quê hương là máu thịt của mình mới có tình cảm mãnh liệt đến như vậy. Có thể nói, tâm trạng ở đây đã đạt đến độ điển hình.
Cảm hứng chủ đạo trong đoạn thứ nhất là nỗi đau, sự nuối tiếc, xót xa, căm giận trước cảnh tượng quê hương thanh bình, đông vui, tươi đẹp bị giặc chiếm đóng. Từ cảm xúc về nỗi đau đó, quê hương Kinh Bắc dần dần hiện lên trong kí ức nhà thơ.
Vùng quê Kinh Bắc, trong hoài niệm, được gợi lên bởi hương lúa nếp thơm nồng – biểu tượng của cuộc sống ấm no, và tranh Đông Hồ – biểu tượng của đời sống tinh thần lành mạnh.
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Vẻ đẹp quê hương bừng sáng lên rồi bị ngập chìm trong khói lửa chiến tranh. Nhà thơ miêu tả thật xúc động những cảnh tan tác chia lìa của quê hương khi quân giặc tới: ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng khô, nhà cháy, con người chia li, cả loài vật cũng thành ra tan tác:
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
Ở đây cái ảo đã hòa nhập cùng cái thực. Mượn hình ảnh trong tranh để diễn tả cảnh tượng thật ngoài đời, nhà thơ đã lay động sâu xa tình cảm của những con người vốn gắn bó máu thịt với truyền thống văn hóa hàng ngàn đời của quê hương Kinh Bắc.
Không chỉ có vậy, hình ảnh quê hương Kinh Bắc còn được gợi lên với những đền chùa cổ kính, những hội hè đình đám thể hiện khát vọng một cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân. Vậy mà giấc mộng bình yên mấy trăm năm ấy giờ đây tan vỡ.
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu
Những con người mang một phần linh hồn của quê hương xứ sở ấy giờ đây trở nên bơ vơ, tan tác. Cũng không còn nữa những hội hè đông vui, nhôn nhịp. Chỉ còn tiếng chuông chùa văng vẳng từ thuở bình yên xa xưa vọng về càng làm tăng thêm sự hoang vắng của quê hương như tiếng thở than nuối tiếc một thời yên ấm.
Vùng quê Kinh Bắc còn được gợi lên bằng cảnh lao động nhộn nhịp, buôn bán đông vui, sầm uất. Trong tâm trí nhà thơ, hình ảnh những cô gái Kinh Bắc dăng tơ dệt lụa, buôn bán tảo tần hiện lên với những nét xinh tươi, dịu dàng, duyên dáng và biết bao tình tứ.
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Nhưng giờ đây cũng tan tác chia lìa, không biết đi đâu, về đâu.
Trong niềm tiếc thương không nguôi những người, những cảnh vật của quê hương, Hoàng Cầm đã dành tình cảm sâu nặng nhất cho người mẹ già và em nhỏ. Người mẹ già nua, còm cõi vốn đã vất vả trong thời bình lại càng khốn khổ hơn khi quân giặc tới. Kinh Bắc vốn là đất lành giờ đây bỗng hóa thành đất dữ. Chẳng những con người không sống được yên ổn mà cả những cánh cò cũng táo tác, hốt hoảng không chốn nương thân.
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ
Hình ảnh cánh cò lồng vào hình ảnh người mẹ, nhưng không phải là cánh cò bay lả bay la của thời bình nữa mà là cánh cò hốt hoảng chạy trốn đạn bom, soi bóng trên lưng người mẹ run rẩy, bước thấp bước cao trên đường trơn mưa lạnh.
Số phận tội nghiệp của những đứa trẻ trong chiến tranh được Hoàng Cầm gợi lên trong cảnh đói khát cùng với sự đe dọa của đạn bom. Cả ban ngày lẫn ban đêm, cả khi thức lẫn khi ngủ, cái chết luôn rình rập, đe dọa chúng. Lòng uất hận, căm thù của nhà thơ bùng lên dữ dội. Câu thơ Hoàng Cầm đến đây thét lên phẫn nộ:
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết ngươi hờn
Phần còn lại của bài thơ diễn tả cảnh bộ đội trở về và nhân dân vùng lên đấu tranh tấn công một cách chủ động vào kẻ thù. Giọng thơ chuyển từ nhớ tiếc, xót thương sang uất hận, căm thù.
Lời cảm thán, niềm hoài niệm ở đầu bài thơ đã trở thành lời hứa hẹn, niềm hi vọng ở đoạn kết. Một khung cảnh mùa xuân tràn trề niềm vui và ánh sáng lại trở về với vùng quê Kinh Bắc. Cô gái Kinh Bắc lại hiện ra với nụ cười tươi tắn giữa không khí tưng bừng của ngày hội .
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh
Bên kia sông Đuống là những dòng tình cảm mãnh liệt nhất, chân thành và trong sáng nhất mà Hoàng Cầm đã dành cho quê hương yêu dấu của mình, và qua đó đánh thức trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương đất nước. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng cao cả và gắn bó như chính lời bài hát của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch
Nhà thơ Hoàng Cầm sinh ra ở Bắc Ninh – quê hương quan họ với những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm chính là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn thơ ca của ông. Mảnh đất Kinh Bắc đã gợi thương gợi nhớ cho Hoàng Cầm, nó giống như một ám ảnh nghệ thuật trong thơ ông. Đọc thơ ông, thấy hiện lên cảnh vật và con người Kinh Bắc – một vùng đất trù phú, hữu tình với biết bao di tích lịch sử, đền đài, miếu mạo, biết bao những sinh hoạt, những truyền thống văn hóa lâu đời: Hội Gióng, hội Lim.. Bài thơ Bên km sông Đuống là một kết tinh nghệ thuật tiêu biểu của nhà thơ.
Mỗi khổ thơ trong bài thơ đều được mở đầu bằng hình ảnh dòng sông Đuống – một sinh thể hữu hình tiềm ẩn sức sống, văn hóa, tâm hồn Kinh Bắc, tạo cho bài thơ như một bản giao hưởng trầm hùng thấm đượm chất trữ tình, cảm hứng ấy được bộc lộ khá rõ ngay từ mở đầu bài thơ, khi người con của quê hương đứng ở "Bên này" nhìn về Bên kia sông Đuống:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về Bên kia sông Đuống
Bài thơ mở đầu thật tự nhiên, câu thơ vừa như lời gọi vừa như một lời an ủi, vỗ về. Hai câu thơ chủ yếu sử dụng toàn thanh bằng, tạo ra được độ mênh mang, dàn trải trong cảm xúc. Nó làm cho bài thơ nhẹ nhàng, như ru như hát gợi dậy trong lòng người bao nỗi niềm bâng khuâng. Tác giả trò chuyện tâm tình với người em gái Kinh Bắc hay cũng chính là giãi bày lòng mình, an ủi em cũng chính là an ủi mình, đó chỉ là cái cớ để bộc lộ cảm xúc của tác giả. Sông Đuống là điểm đến trong tâm tưởng của Hoàng cầm. Ngay cả lời an ủi người em gái cũng hướng về dòng sông đầy kỉ niệm ấy.
Rõ ràng hình ảnh sông Đuống là một ám ảnh trong ký ức của Hoàng Cầm về quê hương Kinh Bắc. Sau khi giới thiệu, nhà thơ tiếp tục làm rõ bức tranh toàn cảnh của dòng sông này:
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
“Ngày xưa cát trắng phẳng lì" giống như một câu thơ bản lề. Từ "ngày xưa” làm cho thời gian hiện tại như bị đẩy lùi về quá khứ, người ta ngỡ như bắt gặp đâu đó thế giới cổ tích huyền diệu. Câu thơ ắp đầy hoài niệm bâng khuâng. Hình ảnh Kinh Bắc thanh bình phẳng lặng còn được gợi tả khá tài tình qua "cát trắng phẳng lì" – chỉ cần gợi ra một chi tiết mà giúp người đọc nhận ra thần thái của cả bức tranh. Ở đây, hình ảnh sông Đuống được miêu tả cụ thể, đẹp đẽ, sống động, nó giống như một chinh thể đẹp mà ở góc nhìn nào người ta cũng cảm nhận được và kiêu hãnh với vẻ đẹp của nó. Không những thế, sông Đuống còn được nhìn trong trạng thái động "Sông Đuống trôi đi” nhưng quan trọng hơn nữa, người đọc cảm nhận dòng chảy của nó, sự trôi chảy của dòng sông cũng chính là sự trôi chảy của thời gian lịch sử. Nhà thơ còn sử dụng từ láy "lấp lánh" tạo ra sự lung linh, rực rỡ, mỹ lệ cho dòng sông. Trong cái lấp lánh ấy người đọc cảm nhận được ánh sáng của nó, lúc này đây dòng sông đã trở thành dòng ánh sáng, không những thế dường như chúng ta còn cảm thấy niềm tự hào kiêu hãnh của tác giả gửi gắm trong câu thơ này. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa là cho dòng sông có dáng "nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì", sông Đuống giống như một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc kháng chiến của dân tộc. Cái hay của câu thơ là ở từ "nghiêng nghiêng" – từ láy tạo hình chúng ta như cảm nhận được vóc dáng của dòng sông mềm mại uốn lượn và rất nhịp nhàng, gợi cảm. Có lẽ phải có cái dáng "nằm nghiêng nghiêng" ấy con sông mới như một sinh thể có hồn, có tâm trạng hơn, phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng: hình ảnh sông Đuống trong cảm nhận của Hoàng Cầm được miêu tả như một người thiếu nữ trong nỗi niềm trăn trở, lo âu. Tiếp đó, hình ảnh một chốn quê thanh bình, một không gian yên ả đã hiện ra:
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đây là những nét vẽ điển hình của làng quê Việt Nam, đây là bãi mía bờ dâu, kia là ngô khoai. Tất cả đều là những hình ảnh quen thuộc, bình dị đối với con người Việt Nam. Hoàng Cầm viết về những hình ảnh ấy bằng tất cả sự gắn bó và niềm yêu mến tha thiết. Bao trùm lên toàn bộ không gian là một mầu xanh nhưng với những sắc độ khác nhau, "xanh xanh", "biêng biếc". Người đọc cảm nhận được nét trù phú tốt tươi, khoáng đạt, trong sáng của cảnh vật, chúng như ánh lên một sự sống mạnh mẽ. Bài thơ này được viết theo mạch cảm xúc nhớ thương, mê mải với quá khứ thanh bình rồi ngỡ ngàng với nỗi đau ở hiện tại. Hai câu thơ tiếp theo như vỡ òa nước mắt:
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên này – bên kia, một dòng sông chia cách hai khoảng trời, chia cách đôi bờ Kinh Bắc một bên là vùng tự do, một bên đã bị giặc chiếm đóng. Cấu trúc "sao nhớ tiếc" "sao xót xa" ẩn chứa đầy tâm trạng đớn đau, mà nhớ, tiếc nuối xót xa. Chữ "sao" như xoáy vào lòng người đọc một nỗi nhức nhối, đau đáu, khôn nguôi, xưa là thanh bình đẹp đẽ, nay là đau đớn chia lìa. Ở đây nỗi đau đã lên đến tột cùng và được cụ thể hóa như là có thể cảm giác được quê hương như là một phần máu thịt, bởi thế quê hương bị chia cắt cũng giống như con người mất đi một phần cơ thể mình. "Như rụng bàn tay – một hình ảnh so sánh thật tự nhiên, giản dị nhưng rất sâu sắc đã tiếp thêm tình yêu nỗi nhớ khôn nguôi của Hoàng Cầm đối với mảnh đất Kinh Bắc. Nỗi nhớ này là điểm xuất phát, sự bùng nổ cho cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy dào dạt trong mạch thơ của ông. Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ là một điệp khúc giàu sức gợi hình tượng:
Bèn kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Bằng nhữg câu thơ trên, nhà thơ đã khái quát được nét vẽ đẹp nhất, sống động và điển hình nhất bức tranh làng quê Kinh Bắc. Một bức tranh đầy màu sắc, ánh sáng và hương vị. Lời giới thiệu "quê hương ta lúa nếp thơm nồng" hết sức mộc mạc, nó như một nét vẽ bình dị, quen thuộc của làng quê Việt Nam gợi dậy bao ám ảnh trong lòng người đọc về một quê hương thanh bình yên ả. Những bức tranh Đông Hồ là hình ảnh đặc trưng của quê hương Kinh Bắc thể hiện được bản sắc văn hóa tinh hoa của con người trên từng nét vẽ. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp tài hoa trong cuộc sống tinh thần người Kinh Bắc. Những bức tranh Đông Hồ do những nghệ sĩ dân gian sáng tác bao gồm những đề tài quen thuộc phản ánh tâm tư khát vọng trong sáng lãng mạn và không kém phần dí dỏm của người liên doanh: đám cưới chuột, đàn lợn, hứng dừa, đánh ghen… chúng được vẽ trên giấy dó, giấy điệp, vẽ bằng chất liệu cỏ cây, hoa lá, đất cát quê hương. Như vậy nét tươi trong của tranh Đông Hồ không chỉ gợi ra cái tươi tắn trong trẻo mà còn chứa nét đẹp rạng ngời tinh khôi. Chữ "sáng bừng" được dùng khá độc đáo, nó không còn là tính từ mà đã được sử dụng như một động từ không chỉ để chỉ ánh sáng mà còn khẳng định sức sống kỳ diệu của dân tộc. "Màu dân tộc" trở thành một ẩn dụ độc đáo của Hoàng cầm, qua đó thể hiện niềm kiêu hãnh của nhà thơ về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bởi quê hương xiết bao yêu dấu, tự hào sống trọn trong trái tim khói lửa, nhà thơ đã diễn tả nồi đau xót căm hờn xen lẫn sự tiếc nuối xót thương với những hình ảnh đầy ấn tượng:
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
Câu thơ đầu giống như câu thơ bản lề làm chuyển đổi mạch cảm xúc của bài thơ. Tác giả gọi những ngày giặc xâm chiến là những ngày "khủng khiếp” cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Nhiều hình ảnh ẩn dụ được sử dụng để gọi tả sự khốc liệt này, hình ảnh “lửa hung tàn” gợi ra sự tàn bạo của kẻ thù đồng thòi là tiếng nói tố cáo phê phán gay gắt chiến tranh. Nếu ở khổ thơ phía trên nhịp thơ đều đặn dàn trải ổn định thì đến khổ thơ này những câu thơ ngôn ngắt nhịp mạnh dồn dập liên tiếp chỉ tội ác chồng chất của kẻ thù cùng với niềm căm thù ngút tròi và nổi đau tột cùng của con người Từ láy "ngùn ngụt" không chi là từ gợi hình chi ngọn lửa mà chính là lòng căm thù của con người bị đốt cháy – những câu thơ của Hoàng cầm rất giàu sắc thái biểu cảm, bao trùm lên không gian là sự hoang tàn, vắng lạnh, xơ xác, không còn cái vẻ thanh bình, cái nét trù phú tươi tắn. Tất cả chi là một cảnh tượng chia li chết chóc. Chữ kiệt cùng được dùng rất hay – không gian càng trở nên sâu thẳm, nỗi đau được biểu hiện tột cùng. Điều đặc biệt là tác giả không miêu tả cụ thể hình ảnh con người nhưng dấu ấn về cuộc sống chia li hoang tàn vẫn được biểu hiện rõ, ông đã mượn hình ảnh nhũng con vật vô tri trong bức tranh Đông Hồ để nói về nỗi đau của con người, đây là một dụng ý nghệ thuật sâu xa của nhà thơ Hoàng Cầm. Đằng sau nỗi đau là hình ảnh quê hương Kinh Bắc với những phong tục tập quán, những hội hè, đình đám, được gợi nhắc lại hết sức sống động:
Ai về Bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thơi
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
Ở đây ta bắt gặp một phong tục đẹp đẽ vùng Kinh Bắc. Tấm the đen gửi về may áo. Nó không chỉ là nét vẽ truyền thống mà con là hành động gửi thương gửi nhớ của con người, qua đó thể hiện niềm trân trọng yêu mến sâu sắc của tác giả với con người Kinh Bắc. Các địa danh Thiên Thai, Bút Tháp, Lang Tài được gợi nhắc đã thể hiện niềm kiêu hãnh và tự hào sâu sắc của nhà thơ về vẻ đẹp quê hương mình. Mặt khác các địa danh này lại đi liền với các từ có ý nghĩa định vị về mặt không gian là "trên", "trong", "giữa". Nhà thơ Hoàng cầm đã mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn mênh mông, không gian của "mộng bình yên" đẹp đẽ, thơ mộng. Thêm nữa có một nét vẽ cổ điển của âm thanh tiếng chuông chùa văng vẳng lại như điểm nhịp cho cuộc sống yên ả, bình dị của Kinh Bắc. Hình ảnh con người Kinh Bắc được phác họa bằng những câu thơ cụ thể:
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt áo nâu
Chỉ bằng vài nét phác họa, Hoàng cầm đã dựng nên trước mắt người đọc từng bức chân dung cụ thể của con người Kinh Bắc, họ đều rạng ngời với vẻ đẹp truyền thống, những người thiếu nữ, có vẻ đảm đang tháo vát, nhũng cụ già phúc hậu, những em nhỏ ngây thơ tinh nghịch. Rõ ràng ở đây ta thấy niềm yêu mến sâu sắc của tác giả. Những nỗi ám ảnh trong Hoàng cầm sâu sắc nhất có lẽ là hình ảnh người con gái Kinh Bắc. Ông đã dùng những câu thơ đẹp nhất, tài hoa nhất để gợi tả họ:
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chữ "Có nhớ" đặt ở đầu câu thơ là lời gợi nhắc đầy ám ảnh, hình ảnh "khuôn mặt búp sen" gợi tả khuôn mặt người con gái vừa đoan trang, trong trắng, phúc hậu vừa dịu dàng, và đây cũng là nét vẽ điển hình nhất của người con gái Kinh Bắc nói riêng và của người con gái Việt Nam nói chung. Và gắn liền với hình ảnh "cô hàng xén ràng đen”, đây lại là một phong tục tập quán cổ truyền, một nét vẽ truyền thống người con gái Kinh Bắc. Cái hay nhất của đoạn thơ trên là biện pháp tu từ so sánh giữa nụ cười thiếu nữ Kinh Bắc với ánh nắng mùa thu. Dường như ở đây có một sự giao hòa giữa vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Nét rạng ngời tươi tắn trong nụ cười cô gái cũng giống với nét rạng ngời tươi tắn của nắng mùa thu chứ không phải cái nắng nóng bỏng gay gắt của mùa hè hay yếu ớt ảm đạm của mùa đông, nắng thu như tỏa trong nó một sức sống mạnh mẽ. Đến đây người đọc như không còn thấy dấu tích của chiến tranh, bởi vậy câu thơ ẩn chứa một niềm tin tưởng lạc quan của con người. Một không gian Kinh Bắc nhộn nhịp, tấp nập được gợi tả qua một loạt những câu thơ tiếp, hình ảnh người người đông đúc trong một không khí tưng bừng náo nức đã khẳng định một sức sống mạnh mẽ của quê hương Kinh Bắc. Tình yêu quê hương Kinh Bắc tràn đầy trong những vần thơ. Trong hoài niệm của Hoàng cầm về con người Kinh Bắc có hình ảnh người mẹ:
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm
Những câu thơ đậm màu sắc tả thực. Từ láy "còm cõi" đã diễn tả rất tinh tế vóc dáng khổ hạnh của người mẹ đồng thời chỉ rõ những vất vả, nhọc nhằn, lo toan mà người mẹ phải chịu đựng, trong lòng người đọc như dâng lên sự cảm thương sâu sắc. Gian hàng của người mẹ chẳng có gì, dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng, vài thếp giấy đã hoen vàng. Các từ "dăm", "vài" là các từ chỉ số nhiều nhưng trong cảm nhận của người đọc, người ta ngỡ như chỉ những thứ hàng hóa ít ỏi, sơ sài của người mẹ, chữ "hoen" được sử dụng rất hay, "hoen" không chỉ là sương thấm vào giấy mà như thấm cả giọt nước mắt, mồ hôi của mẹ. Đi liền với hình ảnh người mẹ là tội ác của kẻ thù:
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Tác giả gọi kẻ thù là "lũ quỷ mắt xanh" – một hình ảnh ẩn dụ chỉ tội ác tàn bạo và dã man của kẻ thù, từ láy "trừng trợn" không chỉ gợi dáng vẻ nạt nộ, dọa dẫm của kẻ thù mà con góp phần lột tả sống động chân dung của kẻ khát máu, quân cướp bóc. Không những thế, chữ "chợt" chỉ gót giày quân xâm lược đột ngột, bất ngờ, không gian thanh bình bỗng chốc bị phá vỡ. Tác giả sử dụng những từ mạnh mang sắc thái biểu cảm cao "khua" "đạp", "xì xồ", "tan", "gầy teo" diễn tả những hành động dã man liên tiếp của kẻ thù những tội ác chồng chất. Hình ảnh con người hàng xóm, quê hương như bị thu hẹp lai dưới gót giày tàn bạo của quân xâm lược. Qua đó ta thấy tội ác kẻ thù càng tăng, niềm căm thù càng trở nên mạnh mẽ, nỗi đau càng trở nên sâu thẳm. Tột cùng nỗi đau thương trong tâm hồn thi sĩ được đúc kết, gửi gắm qua hai câu thơ lục bát đầy xúc động:
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vét máu loang chiều mùa đông
Không gian hoang sơ hiu quạnh được gọi tả với vài chiếc lá đa thưa thớt, một chiều mùa đông nhuộm đỏ: đỏ của mầu máu, đỏ của ráng chiều. Câu thơ có khả năng gây ấn tượng cực mạnh đối với người đọc. Câu “lá đa lác đác trước lều” gợi âm điệu buồn tẻ, rời rạc, điểm nhịp cho không gian vắng vẻ, thưa thớt, hiu quạnh của làng quê Việt Nam trong những ngày tháng kẻ tù xâm lược các từ “vài ba”, “loang” được sử dụng rất đắt giúp người đọc cảm nhận được từng vết máu đang loang dần, từng chứt từng chút vào cảnh vật cũng như vào con người. Mùa đông vốn ảm đạm, thời gian chiều mùa dông càng khắc sâu thêm sự ảm đạm ấy. Câu thơ đã gọi tả sực khốc liệt của chiến tranh. Những vết máu của chiến tranh thấm đỏ khung trời hay ráng chiều nhuộm đỏ. Tất cả đều gợi sự bi thương tang tóc. Như vậy, hai câu thơ tả ít mà gợi nhiều, nó không chỉ đánh thức người đọc niềm căm thù sôi sục quân xâm lược mà con gợi dậy một nỗi đau khôn cùng. Câu thơ tràn ngập một màu máu và thấm đẫm nỗi khóc thương nhỏ lệ.
Không có cuộc sống gắn bó máu thịt vói quê hương, không tha thiết với vẻ đẹp tinh túy của truyền thống quê hương thì nhà thơ Hoàng cầm có lẽ không thể có những mẫn cảm kỳ diệu như vậy. Đọc những dòng thơ nhà thơ viết về Kinh Bắc, chúng ta lại bồi hồi liên tưởng đến quê hương mình và cảm ơn nhà thơ đã nói đúng phần hồn linh nghiêm nhất của chúng ta mỗi khi trào dâng cảm xúc hoài niệm về quê hương.
Nhà thơ Hoàng Cầm sinh ra ở Bắc Ninh – quê hương quan họ với những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm chính là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn thơ ca của ông. Mảnh đất Kinh Bắc đã gợi thương gợi nhớ cho Hoàng Cầm, nó giống như một ám ảnh nghệ thuật trong thơ ông. Đọc thơ ông, thấy hiện lên cảnh vật và con người Kinh Bắc – một vùng đất trù phú, hữu tình với biết bao di tích lịch sử, đền đài, miếu mạo, biết bao những sinh hoạt, những truyền thống văn hóa lâu đời: Hội Gióng, hội Lim.. Bài thơ Bên km sông Đuống là một kết tinh nghệ thuật tiêu biểu của nhà thơ.
Mỗi khổ thơ trong bài thơ đều được mở đầu bằng hình ảnh dòng sông Đuống – một sinh thể hữu hình tiềm ẩn sức sống, văn hóa, tâm hồn Kinh Bắc, tạo cho bài thơ như một bản giao hưởng trầm hùng thấm đượm chất trữ tình, cảm hứng ấy được bộc lộ khá rõ ngay từ mở đầu bài thơ, khi người con của quê hương đứng ở "Bên này" nhìn về Bên kia sông Đuống:
Em ơi buồn lòng chi
Anh đưa em về Bên kia sông Đuống
Bài thơ mở đầu thật tự nhiên, câu thơ vừa như lời gọi vừa như một lời an ủi, vỗ về. Hai câu thơ chủ yếu sử dụng toàn thanh bằng, tạo ra được độ mênh mang, dàn trải trong cảm xúc. Nó làm cho bài thơ nhẹ nhàng, như ru như hát gợi dậy trong lòng người bao nỗi niềm bâng khuâng. Tác giả trò chuyện tâm tình với người em gái Kinh Bắc hay cũng chính là giãi bày lòng mình, an ủi em cũng chính là an ủi mình, đó chỉ là cái cớ để bộc lộ cảm xúc của tác giả. Sông Đuống là điểm đến trong tâm tưởng của Hoàng cầm. Ngay cả lời an ủi người em gái cũng hướng về dòng sông đầy kỉ niệm ấy.
Rõ ràng hình ảnh sông Đuống là một ám ảnh trong ký ức của Hoàng Cầm về quê hương Kinh Bắc. Sau khi giới thiệu, nhà thơ tiếp tục làm rõ bức tranh toàn cảnh của dòng sông này:
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
“Ngày xưa cát trắng phẳng lì" giống như một câu thơ bản lề. Từ "ngày xưa” làm cho thời gian hiện tại như bị đẩy lùi về quá khứ, người ta ngỡ như bắt gặp đâu đó thế giới cổ tích huyền diệu. Câu thơ ắp đầy hoài niệm bâng khuâng. Hình ảnh Kinh Bắc thanh bình phẳng lặng còn được gợi tả khá tài tình qua "cát trắng phẳng lì" – chỉ cần gợi ra một chi tiết mà giúp người đọc nhận ra thần thái của cả bức tranh. Ở đây, hình ảnh sông Đuống được miêu tả cụ thể, đẹp đẽ, sống động, nó giống như một chinh thể đẹp mà ở góc nhìn nào người ta cũng cảm nhận được và kiêu hãnh với vẻ đẹp của nó. Không những thế, sông Đuống còn được nhìn trong trạng thái động "Sông Đuống trôi đi” nhưng quan trọng hơn nữa, người đọc cảm nhận dòng chảy của nó, sự trôi chảy của dòng sông cũng chính là sự trôi chảy của thời gian lịch sử. Nhà thơ còn sử dụng từ láy "lấp lánh" tạo ra sự lung linh, rực rỡ, mỹ lệ cho dòng sông. Trong cái lấp lánh ấy người đọc cảm nhận được ánh sáng của nó, lúc này đây dòng sông đã trở thành dòng ánh sáng, không những thế dường như chúng ta còn cảm thấy niềm tự hào kiêu hãnh của tác giả gửi gắm trong câu thơ này. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa là cho dòng sông có dáng "nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì", sông Đuống giống như một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc kháng chiến của dân tộc. Cái hay của câu thơ là ở từ "nghiêng nghiêng" – từ láy tạo hình chúng ta như cảm nhận được vóc dáng của dòng sông mềm mại uốn lượn và rất nhịp nhàng, gợi cảm. Có lẽ phải có cái dáng "nằm nghiêng nghiêng" ấy con sông mới như một sinh thể có hồn, có tâm trạng hơn, phải chăng vì thế mà có ý kiến cho rằng: hình ảnh sông Đuống trong cảm nhận của Hoàng Cầm được miêu tả như một người thiếu nữ trong nỗi niềm trăn trở, lo âu. Tiếp đó, hình ảnh một chốn quê thanh bình, một không gian yên ả đã hiện ra:
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đây là những nét vẽ điển hình của làng quê Việt Nam, đây là bãi mía bờ dâu, kia là ngô khoai. Tất cả đều là những hình ảnh quen thuộc, bình dị đối với con người Việt Nam. Hoàng Cầm viết về những hình ảnh ấy bằng tất cả sự gắn bó và niềm yêu mến tha thiết. Bao trùm lên toàn bộ không gian là một mầu xanh nhưng với những sắc độ khác nhau, "xanh xanh", "biêng biếc". Người đọc cảm nhận được nét trù phú tốt tươi, khoáng đạt, trong sáng của cảnh vật, chúng như ánh lên một sự sống mạnh mẽ. Bài thơ này được viết theo mạch cảm xúc nhớ thương, mê mải với quá khứ thanh bình rồi ngỡ ngàng với nỗi đau ở hiện tại. Hai câu thơ tiếp theo như vỡ òa nước mắt:
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên này – bên kia, một dòng sông chia cách hai khoảng trời, chia cách đôi bờ Kinh Bắc một bên là vùng tự do, một bên đã bị giặc chiếm đóng. Cấu trúc "sao nhớ tiếc" "sao xót xa" ẩn chứa đầy tâm trạng đớn đau, mà nhớ, tiếc nuối xót xa. Chữ "sao" như xoáy vào lòng người đọc một nỗi nhức nhối, đau đáu, khôn nguôi, xưa là thanh bình đẹp đẽ, nay là đau đớn chia lìa. Ở đây nỗi đau đã lên đến tột cùng và được cụ thể hóa như là có thể cảm giác được quê hương như là một phần máu thịt, bởi thế quê hương bị chia cắt cũng giống như con người mất đi một phần cơ thể mình. "Như rụng bàn tay – một hình ảnh so sánh thật tự nhiên, giản dị nhưng rất sâu sắc đã tiếp thêm tình yêu nỗi nhớ khôn nguôi của Hoàng Cầm đối với mảnh đất Kinh Bắc. Nỗi nhớ này là điểm xuất phát, sự bùng nổ cho cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy dào dạt trong mạch thơ của ông. Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ là một điệp khúc giàu sức gợi hình tượng:
Bèn kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Bằng nhữg câu thơ trên, nhà thơ đã khái quát được nét vẽ đẹp nhất, sống động và điển hình nhất bức tranh làng quê Kinh Bắc. Một bức tranh đầy màu sắc, ánh sáng và hương vị. Lời giới thiệu "quê hương ta lúa nếp thơm nồng" hết sức mộc mạc, nó như một nét vẽ bình dị, quen thuộc của làng quê Việt Nam gợi dậy bao ám ảnh trong lòng người đọc về một quê hương thanh bình yên ả. Những bức tranh Đông Hồ là hình ảnh đặc trưng của quê hương Kinh Bắc thể hiện được bản sắc văn hóa tinh hoa của con người trên từng nét vẽ. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp tài hoa trong cuộc sống tinh thần người Kinh Bắc. Những bức tranh Đông Hồ do những nghệ sĩ dân gian sáng tác bao gồm những đề tài quen thuộc phản ánh tâm tư khát vọng trong sáng lãng mạn và không kém phần dí dỏm của người liên doanh: đám cưới chuột, đàn lợn, hứng dừa, đánh ghen… chúng được vẽ trên giấy dó, giấy điệp, vẽ bằng chất liệu cỏ cây, hoa lá, đất cát quê hương. Như vậy nét tươi trong của tranh Đông Hồ không chỉ gợi ra cái tươi tắn trong trẻo mà còn chứa nét đẹp rạng ngời tinh khôi. Chữ "sáng bừng" được dùng khá độc đáo, nó không còn là tính từ mà đã được sử dụng như một động từ không chỉ để chỉ ánh sáng mà còn khẳng định sức sống kỳ diệu của dân tộc. "Màu dân tộc" trở thành một ẩn dụ độc đáo của Hoàng cầm, qua đó thể hiện niềm kiêu hãnh của nhà thơ về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bởi quê hương xiết bao yêu dấu, tự hào sống trọn trong trái tim khói lửa, nhà thơ đã diễn tả nồi đau xót căm hờn xen lẫn sự tiếc nuối xót thương với những hình ảnh đầy ấn tượng:
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
Ai về Bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thơi
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
Ở đây ta bắt gặp một phong tục đẹp đẽ vùng Kinh Bắc. Tấm the đen gửi về may áo. Nó không chỉ là nét vẽ truyền thống mà con là hành động gửi thương gửi nhớ của con người, qua đó thể hiện niềm trân trọng yêu mến sâu sắc của tác giả với con người Kinh Bắc. Các địa danh Thiên Thai, Bút Tháp, Lang Tài được gợi nhắc đã thể hiện niềm kiêu hãnh và tự hào sâu sắc của nhà thơ về vẻ đẹp quê hương mình. Mặt khác các địa danh này lại đi liền với các từ có ý nghĩa định vị về mặt không gian là "trên", "trong", "giữa". Nhà thơ Hoàng cầm đã mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn mênh mông, không gian của "mộng bình yên" đẹp đẽ, thơ mộng. Thêm nữa có một nét vẽ cổ điển của âm thanh tiếng chuông chùa văng vẳng lại như điểm nhịp cho cuộc sống yên ả, bình dị của Kinh Bắc. Hình ảnh con người Kinh Bắc được phác họa bằng những câu thơ cụ thể:
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt áo nâu
Chỉ bằng vài nét phác họa, Hoàng cầm đã dựng nên trước mắt người đọc từng bức chân dung cụ thể của con người Kinh Bắc, họ đều rạng ngời với vẻ đẹp truyền thống, những người thiếu nữ, có vẻ đảm đang tháo vát, nhũng cụ già phúc hậu, những em nhỏ ngây thơ tinh nghịch. Rõ ràng ở đây ta thấy niềm yêu mến sâu sắc của tác giả. Những nỗi ám ảnh trong Hoàng cầm sâu sắc nhất có lẽ là hình ảnh người con gái Kinh Bắc. Ông đã dùng những câu thơ đẹp nhất, tài hoa nhất để gợi tả họ:
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chữ "Có nhớ" đặt ở đầu câu thơ là lời gợi nhắc đầy ám ảnh, hình ảnh "khuôn mặt búp sen" gợi tả khuôn mặt người con gái vừa đoan trang, trong trắng, phúc hậu vừa dịu dàng, và đây cũng là nét vẽ điển hình nhất của người con gái Kinh Bắc nói riêng và của người con gái Việt Nam nói chung. Và gắn liền với hình ảnh "cô hàng xén ràng đen”, đây lại là một phong tục tập quán cổ truyền, một nét vẽ truyền thống người con gái Kinh Bắc. Cái hay nhất của đoạn thơ trên là biện pháp tu từ so sánh giữa nụ cười thiếu nữ Kinh Bắc với ánh nắng mùa thu. Dường như ở đây có một sự giao hòa giữa vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Nét rạng ngời tươi tắn trong nụ cười cô gái cũng giống với nét rạng ngời tươi tắn của nắng mùa thu chứ không phải cái nắng nóng bỏng gay gắt của mùa hè hay yếu ớt ảm đạm của mùa đông, nắng thu như tỏa trong nó một sức sống mạnh mẽ. Đến đây người đọc như không còn thấy dấu tích của chiến tranh, bởi vậy câu thơ ẩn chứa một niềm tin tưởng lạc quan của con người. Một không gian Kinh Bắc nhộn nhịp, tấp nập được gợi tả qua một loạt những câu thơ tiếp, hình ảnh người người đông đúc trong một không khí tưng bừng náo nức đã khẳng định một sức sống mạnh mẽ của quê hương Kinh Bắc. Tình yêu quê hương Kinh Bắc tràn đầy trong những vần thơ. Trong hoài niệm của Hoàng cầm về con người Kinh Bắc có hình ảnh người mẹ:
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm
Những câu thơ đậm màu sắc tả thực. Từ láy "còm cõi" đã diễn tả rất tinh tế vóc dáng khổ hạnh của người mẹ đồng thời chỉ rõ những vất vả, nhọc nhằn, lo toan mà người mẹ phải chịu đựng, trong lòng người đọc như dâng lên sự cảm thương sâu sắc. Gian hàng của người mẹ chẳng có gì, dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng, vài thếp giấy đã hoen vàng. Các từ "dăm", "vài" là các từ chỉ số nhiều nhưng trong cảm nhận của người đọc, người ta ngỡ như chỉ những thứ hàng hóa ít ỏi, sơ sài của người mẹ, chữ "hoen" được sử dụng rất hay, "hoen" không chỉ là sương thấm vào giấy mà như thấm cả giọt nước mắt, mồ hôi của mẹ. Đi liền với hình ảnh người mẹ là tội ác của kẻ thù:
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Tác giả gọi kẻ thù là "lũ quỷ mắt xanh" – một hình ảnh ẩn dụ chỉ tội ác tàn bạo và dã man của kẻ thù, từ láy "trừng trợn" không chỉ gợi dáng vẻ nạt nộ, dọa dẫm của kẻ thù mà con góp phần lột tả sống động chân dung của kẻ khát máu, quân cướp bóc. Không những thế, chữ "chợt" chỉ gót giày quân xâm lược đột ngột, bất ngờ, không gian thanh bình bỗng chốc bị phá vỡ. Tác giả sử dụng những từ mạnh mang sắc thái biểu cảm cao "khua" "đạp", "xì xồ", "tan", "gầy teo" diễn tả những hành động dã man liên tiếp của kẻ thù những tội ác chồng chất. Hình ảnh con người hàng xóm, quê hương như bị thu hẹp lai dưới gót giày tàn bạo của quân xâm lược. Qua đó ta thấy tội ác kẻ thù càng tăng, niềm căm thù càng trở nên mạnh mẽ, nỗi đau càng trở nên sâu thẳm. Tột cùng nỗi đau thương trong tâm hồn thi sĩ được đúc kết, gửi gắm qua hai câu thơ lục bát đầy xúc động:
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vét máu loang chiều mùa đông
Không gian hoang sơ hiu quạnh được gọi tả với vài chiếc lá đa thưa thớt, một chiều mùa đông nhuộm đỏ: đỏ của mầu máu, đỏ của ráng chiều. Câu thơ có khả năng gây ấn tượng cực mạnh đối với người đọc. Câu lá đa lác đác trước lều" gợi âm điệu buồn tẻ, rời rạc, điểm nhịp cho không gian vắng vẻ, thưa thớt, hiu quạnh của làng quê Việt Nam trong những ngày tháng kẻ tù xâm lược các từ "vài ba”, loang được sử dụng rất đắt giúp người đọc cảm nhận được từng vết máu đang loang dần, từng chứt từng chút vào cảnh vật cũng như vào con người. Mùa đông vốn ảm đạm, thời gian chiều mùa dông càng khắc sâu thêm sự ảm đạm ấy. Câu thơ đã gọi tả sực khốc liệt của chiến tranh. Những vết máu của chiến tranh thấm đỏ khung trời hay ráng chiều nhuộm đỏ. Tất cả đều gợi sự bi thương tang tóc. Như vậy, hai câu thơ tả ít mà gợi nhiều, nó không chỉ đánh thức người đọc niềm căm thù sôi sục quân xâm lược mà con gợi dậy một nỗi đau khôn cùng. Câu thơ tràn ngập một màu máu và thấm đẫm nỗi khóc thương nhỏ lệ.
Không có cuộc sống gắn bó máu thịt vói quê hương, không tha thiết với vẻ đẹp tinh túy của truyền thống quê hương thì nhà thơ Hoàng cầm có lẽ không thể có những mẫn cảm kỳ diệu như vậy. Đọc những dòng thơ nhà thơ viết về Kinh Bắc, chúng ta lại bồi hồi liên tưởng đến quê hương mình và cảm ơn nhà thơ đã nói đúng phần hồn linh nghiêm nhất của chúng ta mỗi khi trào dâng cảm xúc hoài niệm về quê hương.