Văn bản ngữ văn 7

Lương Thu Hiền

ở bài : ca huế trên sông hương , trả lời giúp mình câu hỏi này với.

a, văn bản được viết theo thể loại gì ?kể một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết?

b, kể tên các làn điệu ca huế, nhạc cụ, và ngón đàn được nhắc tới trong văn bản.

d, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cảnh ca huế trong đêm trăng thơ mộng trên sông hương.

e, ca huế đc hình thành từ đâu?

g, qua văn bản em hiểu thêm điều gì về xứ huế?

Nguyễn Thị Thu
5 tháng 4 2017 lúc 19:30

a. Thể loại: bút kí. b. Làn điệu: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh. Nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh. Ngón đàn: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. e. Ca Huế được hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. g. Sau khi học xong văn bản này giúp em có sự hiểu biết thêm về đặc trưng của dân ca xứ Huế. Đó là điệu dân ca có sự kết hợp giữa nhạc dân gian và nhạc cung đình. Như vậy vùng đất Huế ko chỉ nổi tiếng bởi những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh mà nó còn nổi tiếng bởi các làm điệu dân ca. Dân ca Huế đó là 1 hình thức sinh hoạt văn hoá, được coi là 1 di sản, 1 món ăn tinh thần của người Huế nói riêng và của văn hoá dân tộc nói chung. Một sản phẩm tinh thần thật đáng trân trọng, tự hào. Mỗi chúng ta cần lưu truyền, bảo tồn và phát triển để làm điệu dân ca xứ Huế sống mãi cùng với thời gian, thể hiện bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt.

Bình luận (0)
Linh Phương
29 tháng 3 2017 lúc 21:12

a, Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí ( ví dụ bạn tự tìm nhé vì nó dễ )

b, Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

+) Đàn: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

c, Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

d, Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

e, Sau khi đọc bài văn, em biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

Bình luận (7)
Thánh Trở Lại
30 tháng 3 2017 lúc 20:15

Câu 1:

- Cố đô Huế nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ..., các di tích lịch sử như cửa Ngọ Môn, Kì Đài, các cung điện trong Đại Nội và các lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn chung quanh thành phố Huế.

- Ngoài các danh lam thắng cảnh và những di tích lịch sử nói trên, cố đô Huế còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình, những sản phẩm tinh thần đáng quý, cần được bảo tồn.

Câu 2: Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng.

Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,…

Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

Câu 3: Sau khi đọc bài văn Ca Huế trên sông Hương, ta biết thêm về một sinh hoạt văn hóa, đó là ca Huế trên sông Hương với các nội dung:

Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, cách đàn, ca).

Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương mờ ảo ...

Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.

Câu 4:

a. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b. Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c. Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 3 2017 lúc 20:19

2)

a) Các làn điệu dân ca Huế:

- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: nào nức nồng hậu tình người.

- Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện... gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thế hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.

- Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc pỉui phách điệu Nam không vui, không buồn.

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

b) Các dụng cụ âm nhạc:

- Đàn tranh, dàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.

- Cặp sanh tiền

Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết: “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn. ”

4)

* Ca huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình (là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi cung đình, tôn miếu nên trang trọng uy nghi)

Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, điệu hò. hát lí...

5)

Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm về vùng đất Huế.

+ Nguồn gốc của một số làn điệu ca hát Huế.

+ Vẻ đẹp, phong phú đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, các ngón đàn).


Bình luận (0)
Trần Thu Hiền
3 tháng 4 2017 lúc 17:39

a)Văn bản được viết theo thể loại Nghị luận và bút ký. Một vài thể loại như bài Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử ở lớp 6.

b)các làn điệu:chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vội, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức, nồng hậu tình người, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh...thể hiện lòng khao khát, mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Lí con sáo, lí hoài nam,

nhạc cụ:đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu. Cặp sanh: gõ nhịp.

Ngón đàn:kết hợp vời đàn một cách hòa hợp, nhẹ nhàng

d)Cảnh ca Huế thật sự thơ mộng. Nó cuốn hút con người đến nỗi khồn thể quên được những dòng điệu dân ca ngọt ngào đó. ca Huế là một thú tao nhã. Giúp cho con người cảm thấy thư giãn sau giờ làm việc mệt nhọc. Cảnh thật lung linh, huyền ảo.

e) Ca huế được hình thành từ Nhạc dân gian và nhạc cung đình

g) Qua văn em thây s được cảnh Ca Huế thật du dương cùng với cảnh đẹp khó phai, vô cùng lộng lẫy, thướt tha. Huế thật đẹp!

Bình luận (0)
Bui Thi Da Ly
3 tháng 4 2017 lúc 20:42

b, -Các làn điệu được nhắc tới trong văn bản:

+ Về các điệu hò:chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,....

+ Về các điệu hát: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh

-Nhạc cụ và các ngón đàn được nhắc đến trong văn bản:

+ Nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

+ Các ngón đàn: nhấn, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi

e, Nguồn gốc ca Huế: từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình

g, Hiểu thêm về Huế:

-Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế

-Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương mờ ảo ....

-Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế

Nếu đáp án của mk đúng thì hãy tặng cho mk 1 tick nhé! ok

Bình luận (1)
thu nguyen
3 tháng 4 2017 lúc 20:55

a) Văn được viết theo thể loại văn bản nhật dụng

Các văn bản viết theo thể loại này là:
- Cuộc chia tay của những con búp bê

- Cổng trường mở ra

e) Ca Huế được hình thành từ:

+ Ca nhạc dân gia

+ Ca nhạc cung đình

b)

*Các làn điệu:

+ Các điệu hò

+ Các điệu lí

+ Các điệu Nam

* Nhạc cụ (hợp thành 1 dàn nhạc ) bao gồm:

- đàn tranh, nguyệt, tì bà, nhị, hò, đàn bầu, sáo, cặp sanh, chũm cheo, các loại trống

* Ngón đàn:

- ngón nhân, mổ, vỗ, chớp, bảng, phi, rãi

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Thu
5 tháng 4 2017 lúc 19:38

g. -Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làm điệu dân ca Huế -Vẻ đẹp của cảnh ca Huế. -Nguồn gốc của 1 số làn điệu dân ca Huế

Bình luận (0)
do nguyen phuong thao
9 tháng 4 2017 lúc 16:10

Xứ huế không chỉ đẹp về thiên nhiên mà còn đẹp về các làn điệu dân gian đa dạng và phong phú... Từ đây ta càng yêu xứ huế yêu các làn điệu dân gian từ lâu đời của đát nước VN

Bình luận (0)
Hạ Tử Vi
15 tháng 4 2017 lúc 22:57

a) Ca Huế trên sông Hương đc viết theo : Văn bản nhật dụng

Một số văn bản cùng loại là : Động Phong Nha , Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

:v <3

Bình luận (0)
nguyen mau anh minh
18 tháng 3 2018 lúc 16:46

tìm bạn thasnh trả lời nha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tuân Tỉn
Xem chi tiết
Nghi Lương
Xem chi tiết
Bare Meaning
Xem chi tiết
Đoàn Vũ Hải Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Yuuri Minako
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Thảo Dược
Xem chi tiết
nhài nguyễn thị
Xem chi tiết